CLB Tuổi Trẻ Về Nguồn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tiểu sử Quách Thị Trang

Go down

các quy định của diễn đàn Tiểu sử Quách Thị Trang

Bài gửi by trongdoan_thanhhoai Sat Mar 26, 2011 7:55 pm

Quách Thị Trang (sinh năm 1948 - ngày 25 tháng 8 năm 1963) sinh tại làng Cổ Khúc, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình.

Thân phụ Trang là Ông Quách Văn Bội, thân mẫu là Bà Hà Thị Vân. Cả gia đình đều tin theo Phật-giáo. Chị là người nữ sinh đi đầu trong cuộc biểu tình phản đối chế độ Ngô Đình Diệm
Trang có 6 anh em: anh cả là Liên, anh thứ là Choát, đến chị Nhung, rồi đến Trang và hai em trai.

Đến năm 1954, sáu anh em Trang cùng mẹ vào nam. Riêng thân phụ Trang bị kẹt ở lại miền Bắc và 3 tháng sau, mẹ con Trang được tin đã từ trần.

Vào Nam, gia đình Trang ở vùng Chí Hòa, sống quần tụ trong niềm hòa thuận và trong nguồn tin chánh pháp. Mẹ Trang thì tảo tần buôn bán, còn anh em Trang thì tiếp tục học hành.
Riêng về Trang đã tỏ ra một đứa con hiếu thuận. Trang luôn luôn nghỉ đến Mẹ và làm vừa lòng mẹ. Còn đối với anh chị và các em, Trang vẫn trên kính dưới nhường.

Từ bé, Trang đã là một Phật tử của gia đình Phật tử Minh Tâm. Ngày ngọn cờ 5 sắc thân yêu bị triệt hạ, Trang bỏ ăn, bỏ học và khóc mãi! Trang nói với chị em:Phật-giáo mà chết thì tôi cũng chết”. Và liền sau đó, hằng ngày, Trang đến chùa Xá Lợi, Ấn Quang để nghe các Thầy giảng và nhận các bản tin tức đem phổ biến cho đồng bào. Rồi Trang cũng tuyệt thực, cũng cầu nguyện. Tóm lại, với sức nhỏ bé, có thể làm tất cả những gì được thì Trang đã làm hết cho Phật-giáo. Trang nói:”Nếu có chết vì Đạo thì Trang cũng đành”.

Ngày 20.8.1963, các chùa bị tấn công, Tăng Ni và Phật tử đều bị bắt hết, Trang khóc rất nhiều! Trang nghĩ: “Các Thầy đã chết, đã chết hết rồi!” Cơn đau khổ và tuyệt vọng cực độ đã làm cho Trang như mất hồn. Trước mắt Trang, đất trời như sụp đổ, cùng với sự sụp đổ của những ngôi chùa, những tượng Phật, những bàn hương. Người ta tính tiêu diệt niềm tin Dân tộc! Người ta tính tiêu diệt nước Việt Nam! Vô lý quá rồi, oan ức quá rồi! Trang nhìn một vài bộ mặt điềm nhiên bên đường, mà nghe tức tối trong lòng.

Đến ngày 24 thì Trang và Yến nhận được tin cho hay: sáng mai sẽ có một cuộc biểu tình ở chợ Bến Thành, để tranh đấu cho các Thầy. Hai người bạn thấy phấn khởi hẳn lên. Họ thấy giữa sự nguy hiểm của hành động và sự đau khổ của bất lực, thà chọn cái thứ nhất có ý nghĩa hơn, và có lợi ích hơn.

Tối lại, Trang đến nhà Yến vừa khóc vừa mừng chung với Yến. Trang nói: “Ngày mai tụi mình đi biểu tình. Nhưng không cho mẹ Trang biết, vì sợ mẹ sẽ ngăn cản. Trang chỉ cho chị Nhung biết thôi”.

Suốt đêm ấy, Trang gần như không ngủ. Trang thao thức bên niềm mừng vui là sắp được góp một chút gì cho Đạo thân yêu của Trang.

Tiểu sử Quách Thị Trang  C15bfcdb505e95af3f323de4c7145abcfd652006d7098a7eee4714df45be541a6g

Sáng ngày 25, Trang dậy thật sớm, ăn mặc xong rồi xin phép mẹ đến nhà bạn chơi và rủ Yến cùng đi. Hai chị em đến nơi hẹn với Yến, rồi cùng nhau đi Taxi đến chợ Bến Thành.
Trong khi đứng chờ đợi, từ cửa hông chợ, một đám người ùa ra như nước chảy. Những người đi đầu cầm biểu ngữ:
“Hãy giết chúng tôi đi
Vì chúng tôi là con Phật”
Ba thiếu nữ nghe lòng bừng dậy như sóng cả. Họ nhìn nhau ba cặp mắt sáng ngời, và cầm tay nhau chạy vào hàng ngũ.

Đoàn biểu tình vẫn đi tới, vượt qua khỏi mặt tiền chợ Bến Thành. Trong lúc đó, bóng dáng hung thần của cảnh sát chiến đấu, gầm gừ hiện ra chận lối trước mặt họ. Chợt nghe hai tiếng súng nổ, Yến quay lại nhìn: thấy Trang mặc áo ngắn đã ngã gục trên đường nhựa. Bên Trang là một cảnh sát ác ôn, tay cầm súng mới vừa giết người xong. Lúc ấy vào sáng ngày 25.8.1963.

Chị được Việt Nam ghi công là liệt sỹ, hiện có đường, vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành và Công viên Quách Thị Trang ở quận 1. Đây là hình ảnh cuối cùng của Quách Thị Trang đã hy sinh đời mình cho Dân tộc và Đạo pháp. Và hình ảnh đó, trong lòng Dân tộc sẽ còn sống mãi nghìn thu!

Tiểu sử Quách Thị Trang  53317fcaa38db88e48459a3b55a8fa4cc50dba1a6422cc854e851855b934cf815g

THẾ HỆ QUÁCH THỊ TRANG

Ngày 25.8.1963, nữ sinh Quách Thị Trang đã bị tay sai khát máu của Nhu Diệm bắn ngã trong cuộc biểu tình chống chế độ độc tài của gia đình họ Ngô, do sinh viên và học sinh tổ chức tại cổng trường Diên Hồng. Cùng đi với Quách Thị Trang có trên hàng trăm sinh viên và học sinh khác, nhưng Trang có diễm phúc chết giữa thanh thiên, bạch nhật, chết để sống mãi trong lòng chúng ta, trong tình yêu thương và cảm phục, chết để thành chất liệu củng cố, gắn chặt hàng ngũ một thế hệ thanh niên, thế hệ Quách Thị Trang.

Tiểu sử Quách Thị Trang  B1d27383a6e0912979f44c5a22982d14472aea73479b967fdaa8382c834e3ea15g

(Mộ của chị Quách Thị Trang tại tổ đình Phổ Quang)

Trang và những người bạn khác đồng hành của Trang trong chuyến đi vào lịch sử với hai bàn tay trắng và một lòng son, không phải không biết trước rằng: mình đi là đi ra chổ chết. Nhưng không một ai lùi bước, vì thế hệ Quách Thị Trang không muốn sống thêm nữa trong một xã hội tối tăm nhục nhã trong sự tàn ác, gian manh, bất công, dối trá của một tập đoàn mất hết cả nhân tính–tập đoàn Nhu–Diệm-Cẩn Lệ Xuân–không một ai lùi bước vì bầu nhiệt huyết của Thanh niên nung nấu lòng họ. Không một ai lùi bước vì tiếng gọi của Tự Do, bình đẳng, thiết tha hơn bao giờ hết. Vì bàn tay ngoắt vẫy của tình thương tới tấp nập, dồn dập quyến rũ hơn bao giờ hết. Không một ai lùi bước vì họ muốn tiến lên, tiến lên để viết trang sử mới cho thế hệ của họ, thế hệ Quách Thị Trang.

Nhưng trang sử mới vừa viết được mấy dòng đầu thì Quách Thị Trang đã trở thành người thiên cổ !, và bây giờ, có những bàn tay lông lá dơ bẩn muốn bôi đen tất cả, muốn lật lại trang lịch sử cũ của thời Nhu Diệm.

Chắc chắn thế hệ Quách Thị Trang, với truyền thống anh dũng, Quách Thị Trang sẽ kiên quyết bất cứ bằng giá nào chận đứng những bàn tay gian ác ấy lại. Và họ sẽ thắng, chắc chắn họ sẽ thắng vì lịch sử không thể đi lui.

Nguyện cầu anh linh Quách Thị Trang phù hộ cho thế hệ Quách Thị Trang chóng thành công, trang sứ mạng tiếp tục viết trang sử mới.

“25/8/1963: Sinh viện, học sinh biểu tình rất đông trước chơ Bến Thành ủng hộ Phật Giáo. Cảnh Sát can thiệp. Có xô xát. Một số người bị thương. Một thiếu nữ bị chết (Quách Thị Trang). 1.380 bị bắt đưa xuống trại Huấn Luyện Quang Trung.” Đoàn Thêm, 1945-1964 Việc Từng Ngày (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1980?)

Ở các địa phương trên chiến trường miền Nam tình hình có những chuyển biến mau lẹ. Nhiều cuộc đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên nổ ra thu hút nhiều tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Ngày 16-3-1974 hàng ngàn học sinh, sinh viên cùng lực lượng trí thức, nhân sĩ, tôn giáo bất ngờ tập trung tại chợ Bến Thành, rải truyền đơn đòi trả tự do cho sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm và tù chính trị đang bị giam giữ. Ngày 25-8-1974 các tầng lớp thanh niên Sài Gòn lại tổ chức tưởng niệm nữ sinh Quách Thị Trang, thu hút cả nhiều dân biểu và trí thức cùng tham dự, sau đó tuần hành qua các phố lớn. Ngày lễ Nôen, 24-12-1974, 11.000 sinh viên công giáo tập hợp trong “ủy ban hành động cho công bằng xã hội” tổ chức mít tinh tại nhà thờ dòng Chúa cứu thế và nhà thờ Vườn Xoài, chống bắt sinh viên đi lính.
Sài Gòn - Gia Định cũng là một thành phố lớn với 3,5 triệu dân, có truyền thống đấu tranh cách mạng hết sức kiên cường, nơi đã chứng kiến sự tích oanh liệt của những anh hùng trẻ tuổi có sức cổ vũ hàng triệu người đứng lên, như Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi, Quách Thị Trang, Nguyễn Thái Bình,v.v…

Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã một lòng kiên trung, làm tròn vai trò đội dự bị tin cậy của Đảng, là trường học lớn, tôi luyện tuổi trẻ Việt Nam. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã trở thành máu thịt của các thế hệ thanh niên Việt Nam, với tinh thần “Tổ quốc gọi thanh niên sẵn sàng”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, với ý chí “Có lệnh là đi, có giặc là đánh, đã đánh là thắng”. Từ phong trào “Quyết thắng” trong lực lượng võ trang đến phong trào “5 xung phong”, “3 sẵn sàng”, tuổi trẻ cả nước đã ra trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuổi trẻ Sài Gòn - Gia Định cũng bước vào cuộc kháng chiến với khí thế sục sôi, rực lửa cách mạng. Hơn 200 anh chị cán bộ Thành Đoàn đã anh dũng hy sinh, trong đó có 5 đồng chí là Bí thư Ban cán sự, Bí thư khu đoàn Sài Gòn – Gia Định: liệt sĩ Đỗ Ngọc Thạnh (Anh Ba Học sinh), liệt sĩ Lê Minh Quới, liệt sĩ Trần Quang Cơ (bí danh Tám Lượng), liệt sĩ Hồ Hảo Hớn (bí danh Hai Nghị), liệt sĩ Trang Văn Học (bí danh Năm Tranh); và những anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi mà tên tuổi của họ mãi mãi còn ghi trong trái tim tuổi trẻ thành phố như: Nguyễn Văn Trỗi, Nhất Chi Mai, Quách Thị Trang, Trần Bội Cơ, Nguyễn Thái Bình… Tuổi trẻ thành phố bằng chính nghị lực và lòng dũng cảm đã viết nên những trang sử vẻ vang trong đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

QUÁCH THỊ TRANG, vì sao sáng
Trần Tuyết Hoa
"Trang hỡi Trang, em là vì sao sáng
Giữa khung trời mây mây trắng với trăng thanh
Rồi một sớm có bao nhiêu đầu xanh
Siết tay nhau, giục giã em lên đường"
Sắp tới mùa Phật Ðản rồi, Tôi lại lẩm nhẩm một mình mấy câu hát của nhạc sỹ Nguyễn Hiền ca ngợi Quách Thị Trang từ 38 năm về trước-Những câu hát một thời vang dội cả Sài gòn, làm xao xuyền bao trái tim sinh viên học sinh (SVHS) chúng tôi. Từ sau mùa pháp nạn 1963, tôi hay có thói quen, cứ đến ngày Phật Ðản hàng năm; đi đâu về tôi cũng muốn ghé bùng binh chợ Sài Gòn để ngắm nhìn chân dung Trang qua bức tượng như một phút mặc niệm ngậm ngùi thủy chung. Có lẽ vì tôi không thể nào quên được cái khung trời ở đó với mấy tiếng súng nổ sát hại Trang ngày nào cứ còn vang mãi bên tai tôi !…Mặc dù lúc đó, tôi không thấy được Trang ngã xuống, không được cùng bạn bè đỡ Trang lên và giành giật Trang với cảnh sát chiến đấu…Bởi vì đoàn của tôi đang trên đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Cool vừa đến ngã sáu Sài Gòn thì bị chặn lại. Xe cảnh sát nhào tới, chực vồ chúng tôi quăng lên xe-chúng tôi phải rã đoàn, len vào các con hẻm dẫn tới chợ Sài Gòn như đã hẹn trước: tập trung và xuất phát từ trường Dược, nếu kẹt thì đổi địa điểm xuống chợ Bến Thành rồi kéo lên Quốc hội (Nhà hát lớn). Cho nên từ các ngã đường, SVHS cứ tràn xuống trước các cửa chợ, cứ đi vòng vòng, giả như đi mua sắm, để chờ nhau. Hể thấy có biểu ngữ giăng lên là ào xuống xếp hàng đi theo, đồng bào trong chợ ùa ra. Cảnh sát chiến đấu đi chặn đầu này thì bà con tràn qua đầu kia. Chúng phải huy động thêm xe GMC lớn tới, cứ tóm được ai là quăng lên xe chở đi … Bỗng nghe mấy tiếng súng nổ phía cửa Ðông thì bà con chạy hoảng loạn như điên. Ai cũng muốn nhào lại phía súng nổ xem có phải con em mình không và giành giựt xác người với cảnh sát…Mãi đến mấy ngày sau, chúng tôi và gia đình Trang mới biết được người nữ sinh ngã xuống đó là Quánh Thị Trang chứ không phải là Mỹ hạnh hay Lê Thị Hạnh như lầm tưởng ban đầu. Vậy Trang là ai? Là ai mà dũng cảm như một đấng anh thư thời mở nước !…Trang mới 15 tuổi, là nữ sinh lớp đệ nhị trường Trung học Trường Sơn. Sinh làng Cổ Phúc, quận Tiên Hương, tỉnh Thái Bình, gia đình theo đạo Phật. Trang sống với mẹ cùng 5 anh chị em và là đứa con hiếu thuận. Trang sinh hoạt trong Gia đình Phật tử Minh Tâm rất thuần thành-pháp danh Diệu Nghiêm. Khi ngã xuống cảnh sát đã giành xác Trang đem về chôn trong nghĩa trang Tổng tham mưu (vì muốn ém nhẹm cái chết này). Sau ngày Diệm đổ, chúng tôi vào tìm thăm mộ Trang ngay thì thấy phần mộ cũng tử tế và hương khói đàng hoàng. Chắc là do những người lính Phật tử có lòng ở đó, đã âm thầm chăm sóc mộ Trang. Ba năm sau anh Ðoàn trưởng Huỳnh Bá Huệ Dương đã cùng gia đình Trang cải táng đưa Trang về chùa Phổ Quang cho đến hôm nay. Người ta thấy có mấy em học sinh Phật tử, đệ tử của một vị Hòa thượng khả kính, thường xuyên đến hương khói, chăm sóc phần mộ của Trang sạch sẽ và đẹp, nhất là vào những ngày Phật Ðản.
Tôi xin trích một đoạn ngắn của riêng Trang và bạn bè vào cái buổi sáng lịch sử đó trong cuốn "Công cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam" của Quốc tuệ:
"…Sáng ngày 25, Trang dậy thật sớm, ăn mặc xong rồi xin phép mẹ đến nhà bạn chơi và rủ Yến cùng đi. Hai chị em đến nơi hẹn với Yến rồi cùng nhau đi taxi đến chợ Bến Thành. Trong khi chờ đợi, từ của hông chợ một đám người ùa ra như nước chảy. Những người đi đầu căng biểu ngữ : "hãy giết chúng tôi đi vì chúng tôi là những người con Phật". Ba thiếu nữ nghe lòng bừng dậy như sóng cả. Họ nhìn nhau, ba cặp mắt sáng ngời và cầm tay nhau chạy vào hàng ngũ. Ðoàn biểu tình vẩn đi tới, vượt qua khỏi mặt tiền chợ Bến Thành. Trong lúc đó, bóng dáng hung thần của cảnh sát chiến đấu gầm gừ hiện ra, chặn lối trước mặt họ. Chợt nghe hai tiếng súng nổ, Yến quay lại nhìn: Thấy Trang mặc áo trắng đã ngã gục trên đường nhựa. Bên Trang là một cảnh sát ác ôn, tay cầm súng mới vừa giết người xong. Ðây là hình ảnh cuối cùng của Quánh Thị Trang đã hy sinh đời mình cho Dận tộc và Ðạo pháp-Và hình ảnh đó trong lòng dân tộc vẫn còn sống mãi nghìn thu!".
(lược trích báo Hải Triều Âm số 19. Trích lại trong "50 năm chấn hưng PG Việt nam 1920-1970" của HT. Thích Thiện Hoa soạn 1970, trang 226).
Dạo đó, vẫn còn có người xuyên tạc ý nghĩa cuộc đấu tranh này, cho là bọn trẻ bị người lớn xúi giục…Thật ra Trang là một cô gái có tâm hồn cao đẹp của một Phật tử gương mẫu. Em biết thổi sáo, tham gia văn nghệ hồn nhiên trong gia đình Phật tử. Trang đã khóc nhiều khi nhìn thấy trên báo chí, hình ảnh 8 em trong Gia đình Phật tử Huế bị xe thiết giáp của Ðặng Sỹ cán chết không toàn thây trước đài phát thanh, thấy ngọn lửa thầy Quãng Ðức và các Thánh tử đạo, nhất là cái đêm 20.08.1963, chùa Xá Lợi bị tấn công và các thầy bị bắt đi hết. Trang quyết định dấn thân, xuống đường cùng bà con Phật tử và bạn bè, đòi cho được sự bình đẳng tôn giáo. Và…Trang đã ngã xuống như một dáng đứng sinh viên-học sinh, nối tiếp Trần Văn Ơn ngày trước. Ngày 26.08.1963, sau cái chết của Trang 1 ngày, từ Bruselles, Hội Thanh niên Thế giới đã đánh điện về phản đối chính phủ Ngô Ðình Diệm đã tước bỏ quyền tự do dân chủ của thanh niên, sinh viên học sinh Việt Nam với nội dung:
"Kính gởi Tổng thống VNCH tại SG:
Hội Thanh niên Thế giới phản đối sự kỳ thị đáng ghét đối với đồng bào Phật giáo của ông và việc đóng cửa các trường đại học cùng đàn áp hung bạo đối với thanh niên, sinh viên cũng như bắt bớ và gạy tang tóc cho bao người.
Chúng tôi đòi hỏi ông phải trả lại quyền lợi cho mọi người công dân và tôn trọng tự do dân chủ". Hội Thanh niên Thế giới.
Và một sinh viên Việt kiều ở Nhật, anh Huyền Linh Tử, gởi về mấy giòng thơ khi anh nghe thêm mấy người tự thiêu, hàng trăm người bị thủ tiêu và gần 3.000 SVHS bị bắt.

"Tokyo qua dòng tin tê tái
Quê hương, cửa từ bi nhuộm máu
Bầy con yêu say đạo cả cúi đầu
Trước bạo tàn, ôi, có một không hai"…
Trong nước thì không biết bao nhiêu trái tim đã khóc Trang: nhạc sĩ Nguyễn Hiền viết bài hát ca ngợi Trang một thời được hát vang trong SVHS.
Nhà thơ Tâm Hải cũng tiếc thương , ngưỡng mộ:

Tôi viết tên Trang cả triệu lần
Bao niềm thương tiếc lẫn phân vân
Hy sinh tranh đấu chống cường bạo
Muôn triệu con tim thoát ngục trần
Phật giáo sáng ngời trang sử mới
Non sông tưởng nhớ nữ anh hùng
Ngàn thu trân trọng người Trinh nữ
Ðốt nén hương thơm khấn nguyện cầu..
Năm 1964, SVHS đã thành lập một ban kiến tạo xây dựng tượng đài Quánh Thị Trang gồm:
-Trưởng ban: Vũ Quang Hùng (SV Khoa học, đang công tác ở báo Pháp luật).
-2 Phó ban:-Nguyễn Thanh Hùng (SV Ðại học Bách khoa).-Ðào Ðức Long (SV Thanh Sinh Công).
Một buổi sáng đầu năm 1964, anh Dương Văn Ðầy ( lúc đó SV Khoa học-BCB-chuẩn bị vào y khoa) cầm sổ vàng đến rủ tôi cùng đi gặp các vị tướng tá cảm tình với SV để quyên tiền xây tượng Quách Thị Trang. Tôi và Ðầy đến gặp tướng TVÐ. Ông rất hoan hỷ, ký ngay 10.000 đồng và giới thiệu đi gặp TQH, bà H ký ngay 5.000 đồng. Ðầy bảo đủ rồi và về đưa hết cho Hùng. Hùng quyên thêm ít nữa rồi phân công cho Nguyễn Thanh Hùng đi thăm viếng gia đình Trang và gặp họa sĩ Mai Lân đặt khắc tượng Trang. Trong số SV thực tập với HS, có anh Vũ Chinh tức Ðặng Ðức Siêu trong nhóm Nguyễn Khắc Hiếu ở tù chung với Hùng, nên anh Chinh rất tích cực trong việc này. Tạc tượng xong, Ban kiến tạo này chuẩn bị xây chớp nhoáng ngoài công trường Diên Hồng (nay là Q.T.T) trong dịp đoàn SVHS biểu tình chống Nguyễn Khánh kéo về dừng lại trước chợ Bến Thành để tưởng niệm Trang và nhiều SV lên phát biểu "Ðả đảo Nguyễn Khánh"…
Trong lúc đó, nhóm SV kiến tạo này mang tượng đài Quánh Thị Trang và dụng cụ đã giấu sẵn trong túi xách ra, đặt lên xây thật nhanh và thật chắc-khi đoàn biều tình giải tán thì tượng Quách Thị Trang đã sừng sững vững chắc giữa công trường rồi. Cảnh sát không dám động đến. Một năm sau, TTM.G và anh đoàn trưởng đến gắn một bản đồng nhỏ ở phía dưới đề tên "Liệt nữ Quách Thị Trang". Và từ đó, công trường mang tên Quách Thị Trang cho đến bây giờ.
Ngày nay ai đi qua đó đều nhìn thấy bức tượng thân thương đã đi vào lịch sử cùng tên tuổi Quách Thị Trang như một vì sao sáng mãi trong lòng sinh viên học sinh Sài gòn và sáng mãi trong lòng tôi cho đến hôm nay như tiếng hát của Nguyễn Hiền ngày nào:

…"Tôi với em không hề quen biết
Xót xa nhiều khi viết đến tên em
Vì đại nghĩa, máu em đã hòa thêm
thắm tô lên trên tà áo trinh nguyên
Nhưng hôm nay tưng bừng,
Non sông đang vui mừng
Ðâu bóng hình em giữa trời quê hương
Những mái tóc chấm vai,
Sân trường tìm đâu thấy
Em thơ đùa trong ánh nắng ban mai
Tôi khóc em trong chiều nay mây tím
Nén hương hương lòng tôi thắp nhớ tên em
Hình hài mất, nét tinh anh con đây
Giữa muôn tim, em còn mãi không phai'
trongdoan_thanhhoai
trongdoan_thanhhoai
Hội viên ưu tú
Hội viên ưu tú

Tổng số bài gửi : 306
Join date : 22/03/2011
Age : 37
Đến từ : Dan Phuong -Ha Noi

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết