CLB Tuổi Trẻ Về Nguồn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHÌN LẠI QUÁ KHỨ - NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CHẾ ĐỘ SÀI GÒN

Go down

NHÌN LẠI QUÁ KHỨ - NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CHẾ ĐỘ SÀI GÒN  Empty NHÌN LẠI QUÁ KHỨ - NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CHẾ ĐỘ SÀI GÒN

Bài gửi by nguyenhien Thu May 05, 2011 8:20 pm


Đây là một bài phóng sự của nhà báo Mỹ G.Church được đăng trên tạp chí Time ngay sau khi Sài Gòn sụp đổ
Những ngày đầu tháng 4 năm 1975, chế độ Sài Gòn bước vào giờ phút cáo chung. Quân đội Việt Nam cộng hòa hấp tấp rút khỏi Tây Nguyên, tháo chạy khỏi Đà Nẵng và tan tác ở Huế. Đây là điềm báo cho những gì sẽ diễn ra ở Sài Gòn một tháng sau đó: binh lính hoảng loạn giẫm đạp lên phu nữ và trẻ em để trèo lên chiếc 727 đang thực hiện chuyến di tản cuối cùng. Họ tuyệt vọng bám vào càng chiếc trực thăng để rồi rơi xuống biển Đông.
Không khí ở Sài Gòn và Wasington ngày càng trở nên ảm đạm. Các trường học ở Sài Gòn và ngoại ô vẫn mở bình thường nhưng số lượng học sinh mỗi lúc một giảm. Một số người đã di tản ra nước ngoài theo gia đình.
Ở Wasington, Hội đồng An ninh quốc gia họp hằng ngày, đôi khi có mặt Tổng thống G. Ford. Ngày 17/4, Ủy ban quân sự của Thượng viện từ chối yêu cầu của chính phủ giải ngân cho khoản viện trợ khẩn cấp 722 triễu đôla cho chính quyền Sài Gòn. Không ai tin rằng khoản viện trợ này đủ hà hơi tiếp sức cho một chế độ đang ngắc ngoải.
Ở Sài Gòn, CIA đã thực hiện những chuyến bay bí mật để di tản những người Việt gián điệp của họ. Sứ quán Mỹ bắt đầu thiêu hủy hồ sơ ( nhưng do sơ suất, một danh sách dài những người Việt và hoạt động của họ trong việc hợp tác với người Mỹ đã rơi vào tay các lực lượng miền Bắc). Bể bơi ngoài trời của sứ quán lềnh bềnh đầy tro bay ra từ lò đốt rác.
Tuy vậy, một số người vẫn chưa tin vào kết cục không thể tránh khỏi. Ngoại trưởng Hennry Kissinger nổ lực trong tuyệt vọng nhằm thuyết phục cho một cuộc đình chiến với hy vọng thành lập một chính phủ miền Nam tương đối độc lập, thậm chí là một chính phủ liên hiệp với những người cộng sản, và người Mỹ vẫn có một vai trò nhất định trên mãnh đất hình chữ S đó.
Cùng chia sẽ tâm trạng lạc quan đến hoang đường đó, đại sứ Martin đã từ chối cho phép di tản. Ông ta lo rằng, từ “di tản” do mình nói ra sẽ lập lại thảm kịch như ở Đà Nẵng. Martin đã từ chối cho phép đốn cây me trong khuôn viên sứ quán, mặc dù nó cản trở các chuyến trực thăng chở người di tản hạ cánh. Mãi đến trưa ngày 28/4, khi cuộc di tàn đã bước vào những màn cuối cùng, nhân viên sứ quán mới được phép chặt cây này.
Nguyễn Văn Thiệu từ chức
Ngày 20/4, Xuân Lộc thất thủ. Mất Xuân Lộc, cảnh cửa vào Sài Gòn đã mở toang cho quân phóng.
Cùng ngay đó, đại sứ Martin đã gặp Nguyễn Văn Thiệu ở phủ Đầu rồng trong một cuộc hội kiến kéo dài. Trách nhiệm của Nguyễn Văn Thiệu trong thảm họa này không phải là nhỏ: chính ông ta đã ra lệnh cho quân đội triệt thoái khỏi Tây Nguyên một cách ngu ngốc, khiến cho tất cả sụp đổ theo như những quân bài đômino. Để cứu vãn tình thế, thậm chí Thiệu còn xin người Mỹ ném bom trở lại miền Bắc , với hy vọng làm chùn bước những người cộng sản. Nhưng người Mỹ đã thẳng thừng từ chối dính líu tới một cuộc chiến tuyệt vọng mà họ đã rút chân ra khỏi từ sau Hiệp định Pari năm 1973.
Martin đã đem tới một tin xấu. Ngững người cộng sản đã khăng khăng tuyên bố sẽ không đàm phán với Thiệu . Nghĩa là Thiệu bắt buộc phải ra đi nếu như muốn hy vọng đàm phán.
Xuất hiện trước Quốc hội đêm 21/4, Thiệu đọc bài diễn văn từ chức, gay gắt chỉ trích người Mỹ” chơi không đẹp…vô nhân đạo.,.vô trách nhiệm”. Thiệu nói: “ Họ cúp đuôi trốn chạy và để mặc chúng ta làm công việc mà đến họ cũng không làm nổi”.
Và Thiệu cũng không chuyễn giao quyền lực cho Dương Văn Minh giống như người Mỹ mong muốn. Dương Văn Minh là một cựu tướng lĩnh đứng đầu “ lực lượng thứ ba” turng lập, có khả năng được cộng sản chấp nhận. Vin vào Hiến pháp, Thiệu tron quyền lại cho Phó thủ tướng Trần Văn Hương, một ông già 71 tuổi gần như mù lòa. Hương kêu gọi ngừng bắn và đàm phán hòa bình, nhưng cũng thề sẽ “ chiến đấu đến người lính cuối cùng”, nếu như miền Bắc từ chối.
Giây phút vinh quang của Hương thật ngắn ngủi. Trước khi Hương nhậm chức, những người cộng sản đã tuyên bố không đàm phán với ông ta. Suốt trong 7 ngày Hương cầm quyền, các chính khách Nam Việt Nam, cố vấn Mỹ và Pháp đã tích cực vận động để sắp xếp một cuộc chuyển giao quyền lực mới. Nhưng không phải ai cũng muốn Dương Văn Minh lên làm Tổng thống. Tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ, cựu thủ tướng và là người chủ trương tử thủ Sài Gòn, đã toan tính một cuộc đảo chính. Ông nói với người Mỹ rằng nếu Minh lên làm thủ tướng, ông ta sẽ ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trong vòng 24 giờ.
Người Việt ở cả hai phía đều nhận thức được rằng, sự sụp đổ chế độ Sài Gòn đã gần kề và không thể tránh khỏi. Đã quá muộn để Minh tiếp quản Phủ Đầu rồng. Những người cộng sản tuyên bố rằng, Sài Gòn phải lập tức đầu hàng vô điều kiện.
Cuộc tổng tiến công cuối cùng đã được triển khai sau khi Thiệu từ chức. Hàng đoàn xe lửa chở đầy vũ khí, đạn dược nối đuôi nhau kéo vào miền Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội miền Bắc, nhận định rằng, đây là thời cơ để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tại đại bản doanh ở Lộc Ninh, cách Sài Gòn 75 dặm, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã ra lệnh mở một cuộc hành quân thần tốc hướng về thành đô.
Đẩy nhanh tốc độ di tản
Tiếng súng vây quanh Sài Gòn ngày cành thưa thớt, khiến một vài người ngây thơ nhất bắt đầu nghĩ đến một giãi pháp hòa bình. Nhưng đây là một điềm gở: nó chứng tỏ quân giải phóng đang tiếp cận Sài Gòn mà không vấp phải một sự kháng cự đáng kể nào.
Ở Wasington, Ford đã trấn an công chúng Mỹ rằng, Mỹ sẽ không bị lôi kéo vào cuộc chiến nữa: Nam Việt Nam đã thất bại. Nhưng Kissinger vẫn cố gắng níu léo giải pháp ngoại giao. Khi Robert Hartmann, người viết diễn văn chính của Nhà trắng thuyết phục Ford rằng: “ không ai tuyên bố bắt đầu cuộc chiến này, nhưng Ngài có thể tuyên bố kết thúc nó”.
Dù không đồng tình nhưng Kissinger cũng không quay ngược nổi bánh xe lịch sử. Nước Mỹ đã quá mệt mỏi với một cuộc chiến vô nghĩa, với những dối trá của chính phủ cầm quyền, với tham vọng “ kéo dài biên giới tới vĩ tuyến 17”. Trong một bài diễn văn, Ford đã kêu gõi nước Mỹ lấy lại tự hào và vinh quang, nhưng “ không phải bằng cách quay lại cuộc chiến đã kết thức”.
Ở Sài Gòn, khi Việt cộng đã gần kề, Thiếu tướng Homer Smith, người đứng đầu Quân vụ Mỹ, chuẩn bị cho một cuộc di tản lớn. Từ đầu tháng 4, Smith cho di tàn khoản 500 người mỗi ngày. Một tuần sau đó, hàng ngàn người Mỹ av2 người Việt xếp hàng dài trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất, chờ được đưa lên những chiếc C-130 và C- 141 liên tiếp lên và xuống đường băng. Giấy tờ được đưa đến và đóng dấu suốt đêm. Cục nhập cư Mỹ, dưới sức ép của bộ Ngoại giao, đã đồng ý cho người Việt nhập cư vào nước mình nếu có nông dân Mỹ đảm bảo cho họ. Để cho phụ nữ Việt nhập cư, Smith nói: “ chúng tôi làm lễ cưới với đàn ông Mỹ, thủ tục rất đơn giản: “ Cô có đồng ý không? Tôi có”. Thế là xong”.
Gái nhảy, người chạy bàn và những người khác dễ dàng tìm được ngưởi Mỹ đở đầu ở Sài Gòn để được đưa đi, torng khi những kẻ cung cấp tình báo cho Mỹ lại bị bỏ rơi. Smith phỉa cho 16 lính thủy đánh bộ Mỹ gác cổng sứ quán để giữ trật tự và ngăn cản lính Việt Nam Cộng hòa chen lấn để được đi di tản trước dân thường.
Ngày 26/4, Việt cộng đã áp sát Sài Gòn, Những người thân tính đã tìm cách thuyết phục Thiệu ra đi trước khi quá muộn. Đề phòng loạn quân tấn công và giết Thiệu, đoàn hộ tống đi không bật đèn, vào thẳng đường băng và đỗ ngay dưới chân cầu thang máy bay. Thiệu, nhảy bừa lên cầu thang và chỉ kịp nói vài lời tiễn biệt ngắn ngủi trước khi bay sng Đài Loan.
Sài Gòn bị tấn công
Ngày 27/4, Hương từ chức và Quốc hội nhanh chóng bầu Minh lên thay. Cùng ngày hôm đó, 4 quả rocket nã vào thành phố. Nửa tiếng sau khi Minh chính thức nhận nhiệm sở, Sài Gòn rung chuyển bởi những tiếng nổ lớn, báo hiệu giờ phút cáo chung của chế độ Sài Gòn.
Cuộc oanh tạc được thực hiện bằng 5 chiếc phản lực F5 và A 37 của người Mỹ do nhựng quân nhân Nam Việt Nam gia nhập hàng ngũ cộng sản cầm lái. Mục tiêu chủ yếu là các đường băng và các nhà chứa máy bay của sân bay Tân Sơn Nhất. Thiệt hại vật chất là không lớn, nhưng lòng tin của số binh lính tử thủ Sài Gòn đã bị một đòn chí tử. Họ đào ngũ, bỏ lại vô số vũ khí hiện đại. Một số lớn gia nhập quân giải phóng và có đóng góp không nhỏ cho việc nhanh chóng giải phóng Sài Gòn.
Cả Sài Gòn chấn động bởi cuộc oanh tạc. Tin đồn lan nhanh như gió: máy bay của Kỳ đang ném bom thủ đô nhằm đảo chính lật đổ Minh. Nhưng sự thật, Việt cộng đã gần kề Sài Gòn. Đây là thời cơ cuối cùng cho người Mỹ và tay sai rời Sài Gòn. C. McMahon - sĩ quan Mỹ thiệt mạng trên đường băng là tên lính Mỹ cuối cùng chết trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cầu hàng không
Sau khi được tin Tân Sơn Nhất bị pháo kích, Ford đã triệu tập một hội nghị khẩn cấp với Hội đồng An ninhva2 hạ lệnh thiết lập cầu hàng không để vét nốt những người di tản cuối cùng. Sự hoảng loạn đã đến cực điểm. Một số mày bay lên thẳng của Việt Nam Cộng hòa không đợi lệnh đã bay ra hạm đội của Mỹ ngoài khơi. Họ nhảy ra khỏi máy bay trước khi hạ cánh. Mày bay đậu bừa bãi trên boong tàu sân bay, đến mức phải đẩy 10 – 12 chiếc xuống biển để lấy chổ cho máy bay lên xuống. Đường phố ùn tắc. Bên ngoài sứ quán Mỹ, hàng ngàn người đứng quanh cổng và hàng rào kẽm gai.
Cầu hàng không vẫn tiếp tục và các chuyến trực thăng vẫn không ngớt đi về. Thế nhưng đám đông di tản vẫn kéo dài không dứt. Sáng 30/4, Ford tuyên bố kết thúc di tản dù vẫn còn một số người Mỹ chưa kịp đi. Khi đó vẫn còn 420 người Việt trong đại sứ quán, phần lớn là binh lính Việt Nam cộng hòa
Đầu hàng không điều kiện
9 giờ sáng ngày 30/4, Việt cộng đã tiến vào Sài Gòn. Tướng Trần Văn Trà, tư lệnh chiến dịch, chỉ huy 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Việt cộng đã tỏ ra khá nhân đạo khi chờ cho những chuyến di tản cuối cùng kết thúc rồi mới tiến vào thủ đô “ nhiệm vụ của chúng tôi là giải phóng Sài Gòn chứ không phỉa giết người” . Những quả tên lửa bắn theo máy bay chở người di tản là của lính Việt Nam Cộng hòa tức giận vì bị Mỹ bỏ rơi.
Tuy chiến tranh gần kết thúc nhưng vẫn còn một số trận đánh lẻ tẻ, đặc biệt là ở Củ Chi. Toàn bộ quân lực Việt Nam cộng hòa, nềm tự hào của các cố vấn Mỹ, từng được coi là quân đội mạnh thứ 5 thế giới, tan rã như tuyết mùa hè. Không chỉ chạy trốn, họ còn bỏ lại vũ khí, quân trang…Họ cố gắng trà trộn vào dân thường “bên đường chất đầy quân phục, quân trang, bi đông, mũ, áo khoác…- hẳn trên người họ chỉ còn lại cái quần đùi”.
Đây là cảnh tượng kết thúc một cuộc chiến và hoàn toàn không hùng tránh như người ta mong đợi. Thiếu tướng xe tăng Nguyễn Văn Hòa, chỉ huy xe T 54 của Liên Xô số hiệu 843 đã cùng với 8 chiếc xe tăng khác tiến vào Sài Gòn trước lúc bình minh.Tiểu đội của anh vấp phải ổ đề kháng nhỏ trên cầu Thị Nghè và bắn cháy hai xe tăng M 41. Mục tiêu duy nhất là dinh Độc Lập.
Lúc này, các quan chức Nam Việt Nam đã tụ tập đầy đủ trong dinh để dự lễ nhậm chức của Dương Văn Minh. Chính phủ lâm thời đã ra tận cổng để đón chờ những người chiến thắng nhưng đã vội vã trấn chạy khi xe tăng 843 nã phát đạn thị uy vào cổng dinh
Trong khi toàn bộ nội các Saì Gòn đanh thấp thỏm trong dinh , bộ đội miền Bắc vây quanh dinh chờ đợi một sĩ quan cấp cao đến tiếp nhận thủ tục đầu hàng. 11 giờ 30, Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài Gòn.
Đúng trưa 30/4, quân đội miền Bắc tuyên bố giải phóng hoàn toàn Sài Gòn và sau này quyết định đổi tên thành phố này thành thành phố HCM. Cuộc chiến đấu của một dân tộc nhỏ bé đã kết thúc thắng lợi. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ, cường quốc số một thế giới, đã phải nếm vị đắng cay của thất bại
(BẢO CHÂU dịch )


nguyenhien
Hội viên mới
Hội viên mới

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 25/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết