CLB Tuổi Trẻ Về Nguồn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới"

Go down

Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" Empty Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới"

Bài gửi by nguyenthaithu88 Mon May 16, 2011 3:43 pm

CODIKI (Cổ sự kí) - Một tác phẩm sử thi cổ xưa nhất của Nhật Bản
Codiki (Cổ sự kí) có nghĩa là "Ghi chép truyện xưa" là một công trình tập hợp và biên soạn các huyền thoại và truyền thuyết dân gian theo lệnh của triều đình. Công việc được khởi sự vào đầu thế kỉ VII, nhưng những văn bản đầu tiên đó đã bị mất. Về sau, theo lệnh nữ Thiên Hoàng Genmyo (707-715), tác phẩm Codiki cuối cùng được Yasumaro hoàn thành vào năm 712. Yasumaro là một học giả ưu tú đương thời. Codiki viết bằng một thứ chữ Nhật cổ dựa trên chữ Hán: khi thì chữ Hán thuần túy, khi thì mượn chữ Hán như ngữ âm, khi thì mượn chữ Hán như ngữ nghĩa.

Tác phẩm này trộn lẫn những truyền thuyết, huyền thoại về quá trình xây dựng đất nước và nguồn gốc của dân tộc, cùng với những biến cô lịch sử đã xảy ra ở các miền, các địa phương khác nhau trên đất nước Nhật Bản cho đến thế ki VII. Ngoài những huyền thoại, dã sử, truyện kể dân gian đó con chen lẫn một số thơ ca (hơn 100 bài). Tác giả đã cố gắng dò theo dấu vết thần linh trong tâm tưởng của dân tộc và dấu vết của các Thiên Hoàng đầu tiên. Tác phẩm này không chỉ chứa đựng những sự kiện đơn thuần mà con chứa đựng những sự thật tâm lý đầy kịch tính nhân bản, về suy nghĩ và phản ứng của con người trước nghịch cảnh, đôi khi trào lộng và bi đát.
Như vậy, tác phẩm Codiki là một bức tranh sống động về xã hội và tâm hồn của người Nhật Bản thời cổ xưa. Codiki là chìa khóa không chỉ để hiểu thần thoại, tôn giáo, lịch sử văn hóa Nhật Bản, mà con có thể coi vừa là một bộ quốc sử, vừa là một tác phẩm văn chương.


Tuyển tập thơ ca Manyosu (Vạn Diệp Tập) - Một tập kinh thi của Nhật Bản


Manyosu (Vạn diệp tập), có nghĩa là "Mười ngàn chiếc lá" , là một tuyển tập thơ ca đầu tiên của Nhật Bản, tập hợp khoảng 4500 bài thơ dân gian lẫn bác học từ thế kỉ IV đến VII. Sách được hoàn thành vào năm 760., viết bằng thứ chữ Nhật gọi là Manyogana (Vạn diệp giả danh). Những bài thơ trong Manyosu đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, phản ánh đời sống tư tưởng và tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản từ Thiên Hoàng cho đến nông dân, từ quý tộc đến người nghèo, từ một nhân vật lỗi lạc như thái tử Shotoku đến một người con gái vô danh nào đó... Manyosu bao gôm các loại: thơ nghi thức và thù tạc, thơ trữ tình, trào lộng, thơ về cuộc sống thường ngày... Nhiều bài có phong cách mộc mạc, trong trẻo như ca dao. Vì thế tuyển tập thơ ca này được coi như Kinh thi của Nhật Bản.

Tuyển tập thơ ca này đã kể ra tên của gần 400 tác giả, còn lại là khuyết danh. Chu biên của tuyển tập thơ là Yakamochi (mất năm 785). Ông đã tập hợp 265 bản trường ca và hơn 400 bài thơ thể Tanca (Đoản ca) hay Oaca (Hòa ca) là những thể thiw mang đặc trưng thơ ca Nhật Bản, chia thành 20 tập. Có lẽ nhà thơ vĩ đạ nhất trong Manyosu là Hitomaro (655-696). Ông là một nhà thơ tài ba, được người đời sau tôn xưng là một Thánh ca (Kasei).

Chủ đề các bài thơ hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều bài thơ về thiên nhiên, cuộc sống con người, về tình cảm, tình yêu... Tình yêu thường được biểu hiện wa các hình ảnh của thiên nhiên, mượn thiên nhiên để tỏ tình và nhìn thiên nhiên qua đôi mắt yêu đương, điều đó ảnh hưởng đến truyền thống thơ ca cuả Nhật Bản sau này. Ngoài ra, Manyosu còn là hình ảnh của chính đời sống dân tộc Nhật Bản. Nhiều bài thơ đã thể hiện tinh thần của người Nhật thời cổ, phản ánh thế giới quan của mọi tầng lớp xã hội và giãi bày tình cảm, nguyện vọng và ước mơ của họ. Do vậy, Manyosu được coi là cuốn bách khoa toàn thư của nền văn hóa Nhật Bản thời cổ đại.



Bộ tiểu thuyết trường thiên Gengi Monogatari (Truyện hoàng tử Gengi) của nữ sĩ Murasaki Shikibu
Nữ sĩ Murasaki Shikibu sinh vào khoảng năm 978, thuộc dòng họ quý tộc Fujiwara có nghĩa là "nhánh cỏ tím", có lẽ không phải là tên thật của bà, mà có thể do chính Thiên Hàng Ichigio (986-1011) đã đặt cho bà, còn Shikibu là một tước hiệu mà bà thừa hưởng của cha mình. Trong gia đình bà, ai cũng là học giả và thi sĩ có tài năng. Nhưng bà là đứa con xuất sắc nhất. Từ nhỏ, bà đã có những thiên bẩm tuyệt vời về văn chương, khiến cha bà thường tiếc rằng sao bà không phải là con trai. Murasaki lấy người anh họ, nhưng 4 năm sau chồng bà wa đời. Năm 26 tuổi, và trở thành tùy nữ phục vụ cho hoàng hậu Akiko. Sau một thời gian làm việc trong cung điện, và lui về sống trong một ngôi đền bên hồ Bioa, ở đó bà đã viết bộ tiểu thuyết trường thiên Gengi Monogatari (Truyện hoàng tử Gengi) vào khoảng năm 1004-1011.

Bộ tiểu thuyết này gồm 54 chương, dài đến 3000 trang. Thời đó, giấy rất quý hiếm, bà phải dùng mọi thứ giấy kiếm được, có khi bà phải dùng cả sách kinh Phật để dùng làm giấy viết bản thảo. Truyện kể về những cuộc tình duyên của hoàng tử Gengi, một con người đầy tài hoa, phong nhã, là con một quý phi, mất khi chàng mới lên 3. Khi lên 12, chàng bị ép lấy một người phụ nữ nhiều tuổi hơn. Chàng lén lút đi lại với nhiều phụ nữ khác, kể cả ái khanh của vua cha . Khi vợ chết. chàng lấy một tiểu thư rất đức hạnh, nhưng vẫn tiếp tục cuộc đời ong bướm. Đến khi Thiên Hoàng phát hiện ra chàng quan hệ với cung phi của mình, Gengi bị đày đi một vùng xa. Tại nơi đây, chàng lại quan hệ với con gái một vị đại thần đã về hưu, khi cô ta đang tu ở chùa và sinh ra một đứa con với chàng ( O M G). Sau đó Gengi được tha bỗng, trở về kinh thành. Con trai của chàng lên ngôi vua và ưu đãi bố. Đến lượt Gengi bị phản bội. Một người thiếp của chàng đã ngủ với kẻ khác và sinh ra con với y. Gengi bỏ đi tu và chết năm 54 tuổi.

Thông wa nội dung câu chuyện kể trên, tác giả đã mô tả cuộc sống xa hoa, trụy lạc của các ông hoàng, bà chúa, từ kinh thành cho đến những miền quê xa xối dưới thời đai Hayan (794-1192). Những hành vi, cảm xúc của nhân vật được diễn tả một cách cụ thể, hợp lí và sâu sắc. Truyện "Hoàng tử Gengi" là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại của nền văn hóa Nhật Bản.

Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 12879069281545484401_574_574Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 12879070531741450760_574_574
Makura No Soshi (Sách gối đầu) - Cuốn tùy bút nổi tiếng của nữ sĩ Sei Shonagon
Sei Shonagon sinh vào khoảng năm 965, con gái nhà Kiyowara. Tên thật của bà là gì, không rõ, cũng giống như trường hợp của bà Murasaki. Những chi tiết khác về cuộc đời của bà cũng mơ hồ, bà đã có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi và kết quả bà có một đứa con trai. Bà trở thành tùy nữ của hoàng hậu Sadako, cũng giống như Murasaki là tùy nữ của hoàng hậu Akiko. Cả hai bà hoàng hậu này đều là vợ của Thiên Hoàng Ichijo (986-1011).

Trong cung đình, bà được gọi theo chức danh Shonagon (một chức cố vấn nhỏ). Còn Sei thì thuộc về họ Kiyowara. Vì hoàn hậu Sadako có một tập giấy (thời đó rất hiếm) không biết làm gì, nên Shonagon xin về làm "để làm thành chiếc gối" và chiếc gối ấy trở thành cuốn sách nổi tiếng.


Shonagon ghi thành một cuốn tùy bút với tinh thần trào tiếu. Tất cả những gì và thấy trong thế giới xung quanh từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, từ những điều đáng yêu đến điều đáng ghét. Từ đời sống trong gia đình đến xã hội, từ vẻ đẹp của các mùa trong thiên nhiên đến những cảm xúc thuần chất của người Nhật.
Những cảm nghĩ độc đáo, tinh tế và trào lộng của bà làm cho người đọc không muốn rời cuốn sách quyến rũ ấy khỏi nơi đầu giường của mình.

Murasaki và Shonagon là hai gương mặt nữ lưu tuyệt diệu nhất của văn chương Nhật Bản thời cổ đại Hayan.




Romaji

Haru wa akebono.
Yooyoo shiroku nariyuku,
Yamagiwa sukoshi akarite,
Murasaki-dachi-Taru
Kumo không tanabiki hosoku Taru

Natsu wa Yoru.
Tsuki không Koro wa sara Nari
Yami mo nao
Hotaru không ooku
Tobichigai-Taru
Mata, Tada Hitotsu futatsu nado,
Honokani uchi hikarite
Yuku mo okashi.
Ame nado mo furu okashi.

Tạm dịch (mình dịch tượng trưng thui hén ^^)

Vào mùa xuân, nó là bình minh ...
Trắng từ từ
Các đỉnh núi dần sáng
Màu tím có thể nhìn thấy
Các đám mây, mỏng, xuất hiện, cao

Vào mùa hè, đó là buổi tối ...
Đêm với nhiều mặt trăng hơn
Nhưng đêm không trăng ...
Đom đóm xuất hiện
Đang chồm lên
Đơn lẻ, có đôi,
Đèn mờ
Bay ....(hix, khúc này dịch hoài không ra, sory )
Khi trời mưa, có nhiều hơn nữa.



Mở đầu một đoạn trong Sách Gối:


(Vào mùa xuân, nó là bình minh)


(Vào mùa hè, đó là một buổi tối rất tuyệt vời)


(Trong mùa thu, đó là hoàng hôn)


(Vào mùa đông, đó là bình minh)Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 1287908078662147510_574_574Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 12879080951998525736_574_574Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 12879080951961268638_574_574Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 128790808059176962_574_574Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 12879080771034188495_574_574Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 1287908088396925760_574_574Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 1287908092548611792_574_574
Tiểu thuyết gia nổi tiếng thời kỳ Mạc Phủ Edo IHARA SAIKAKU


Nhà văn Ihara Saikaku (1642-1693) được coi là một tiểu thuyết gia lừng danh nhất của thời đại Edo. Ông sinh ra ở thành phố Osaka - một thành phố hải cảng đông dân của Nhật Bản và bản thân ông cũng là một thương nhân giàu có ở Osaka. Ban đầu Saikaku chuyên làm thơ Haiku (một thể thơ mới, ngắn gọn, xúc tích, được giới thương nhân ưa chuộng), làm nhiều đến mức được gọi là Nimano (Nhị vạn ông), vì tương truyền có lần trong một cuộc thi thơ, ông đã đọc liền hơn hai vạn bài thơ Haiku trong vòng 24h. Nhưng tiểu thuyết của Saikaku chủ yếu đề cập đề những đề tài đương thời, về tình yêu say đắm, về chiến tranh, về buôn bán của giới thương nhân, về cách kiếm tiền và chi tiêu của thị dân, đã phản ánh hiện thực về cuộc sống lí tưởng của đẳng cấp Samurai. Về cuộc đời của tầng lớp thị dân, những kẻ tha hóa, gái giang hồ... Tiểu thuyết của Saikaku nổi tiếng về sự sinh động và hiện thực sâu sắc. Ông được coi là người mở đầu cho tiểu thuyết hiện thực Nhật Bản.

Ông nói về tình dục một cách tươi sáng, lạc quan, không chút mạc cảm tội lỗi. Cuốn tiểu thuyết quan trọng đầu tiên của ông là Kosoku Ichidai Otoko (Hiếu sắc nhất Đại Nam hay Đời đa tình của một chàng trai), được biên soạn năm 1682.

Cuốn truyện kể về 50 năm tình ái của một chàng trai tên Yonosube (con người của thế gian). Cuốn tiểu thuyết chia thành 54 chương để tương ứng với cuốn Gengi Monogatari của nữ văn sĩ Murasaki viết hồi đầu thế kỷ XI cũng gồm 54 chương, nhưng cuốn tiểu thuyết này ngắn hơn cuốn "Gengi Monogatari rất nhiều (cuốn tiểu thuyết của Saikaku chỉ có hơn 200 trang, trong khi cuốn Gengi Monogatari dài tới 3000 trang). Nhưng nhân vật Yonosube của Saikaku khác hẳn với Gengi của Murasaki. Gengi là một chàng hoàng tử hào hoa, phong nhã, một con người lãng mạn, còn Yonosube là một chàng trai phóng đãng, một mẫu người dục tính "thị dân hóa". Những quan hệ lăng nhang của Yonosube với vô số phụ nữ , chẳng có gì đáng gọi là tình yêu, mà chỉ là những cuộc ăn chơi trác táng ở các thành phố lớn Edo, Osaka và Tokyo. Thông qua tác phẩm, Saikaku phê phán xã hội thị dân thời đó, "thói trưng diện lan tràn với một tinh thần dung tục, hãnh tiến" và những tệ nạn xã hội khác.

Sau tác phẩm này ông còn cho ra đời nhiều tác phẩm "Hiếu sắc" khác như cuốn Koshoku Ichidai Onna (Hiếu sắc nhất đại nữ hay Đời đa tình của một người đàn bà) v..v. Nhân vật trung tâm trong cuốn tiểu thuyết Koshoku Ichidai Onna (Hiếu sắc nhất đại nữ) là một kĩ nữ và nàng đã đem câu chuyện thân xác mình kể lại. Về già, khi đứng trước dãy pho tượng Ngũ bách La Hán ở chùa Đại Văn, nàng xúc động nhớ lại đời bán thân nuôi miệng của nàng: "Khi đứng yên lặng nhìn năm trăm vị La Hán này, tôi cảm thấy rằng từng vị một gợi tôi nhớ đến mỗi người đàn ông mà tôi từng giao hoan trong quá khứ". Trong những tác phẩm hiếu sắc này, Saikaku không phải ca ngợi thú vui nhục thể, mà chính là ông phơi bày sự trụy lạc của xã hội đang thay đổi.

Saikaku xuất thân từ đẳng cấp thương nhân và trong suốt cuộc đời sáng tác của ông, ông vẫn đứng trên lập trường của giới thương nhân, thậm chí còn là người biện hộ cho tằng lớp thương nhân trong lí tưởng đi tìm sự giàu sang của họ. Ông hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của phật giáo hay Nho giáo. Qua một số tác phẩm, ông đã khẳng định lối sống hưởng thụ của một thương nhân và nói lên những bể tắc, đổ vỡ của cuộc sống phù thế.

Cuốn Nipon Aytai Gura (Kho tàng vĩnh viễn của nước Nhật) của Saikaku ra đời vào năm 1688, là một tập sách gồm 30 câu chuyện diễn tả các phương cách kiếm tiền và cuộc sống của giới thương nhân. Cuốn sách đó được coi là cẩm nang sống và làm giàu của thị dân. Ông cũng là người đầu tiên đề cập đến vấn đề kinh tế một cách cụ thể, linh hoạt. Đồng thời là ngòi bút sắc sảo, lên án, chỉ trích những giới hạn của xã hội về quyền tự do con người và tính dại dột ngu xuẩn của con người, những cách làm ăn bỉ ổi của giới thương nhân. Ngòi bút sắc sảo của Saikaku đã đưa văn xuôi đi vào cuộc sống hiện thực của tầng lớp thị dân Nhật Bản.Nghệ thuật của Nhật Bản vào thời Cổ - Trung Đại, nguồn : "Những mẩu chuyện văn minh - lịch sử thế giới" 1287927604114884476_574_574
nguyenthaithu88
nguyenthaithu88
Hội viên tích cực
Hội viên tích cực

Tổng số bài gửi : 44
Join date : 04/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết