CLB Tuổi Trẻ Về Nguồn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang Văn Học - Người anh hùng chân đất

Go down

các quy định của diễn đàn Trang Văn Học - Người anh hùng chân đất

Bài gửi by thientam13887 Thu May 31, 2012 10:49 am

Tại lễ kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2012), 126 năm ngày Quốc tế lao động 1/5 tại hội trường thành phố vào sáng 29/4, Đảng và Nhà nước đã trao tặng các phần thưởng cao quý gồm danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương chiến công hạng nhất, nhì, ba, danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú cho các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Trong đó, đã có 5 liệt sĩ Thành Đoàn được trao danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là các đồng chí: liệt sĩ Lê Văn Nghề (Năm Lăng) thuộc Đội Võ trang tuyên truyền – Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định; liệt sĩ Đàm Thanh Quang (Sáu Tôn, Ba Gia, Bảy Đoàn) - đơn vị lực lượng võ trang biệt động Ban Quân sự Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định; liệt sĩ Nguyễn Sơn Hà (Ba Đồng, Mười Cường, Bảy Thép) - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn ủy Học sinh, phụ trách vũ trang; liệt sĩ Trang Văn Học (Tư Tâm, Năm Tranh, Tám Mẫn) – chỉ huy phó đội vũ trang Biệt động Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định, Trưởng Ban Quân sự Thành Đoàn, Quyền Bí thư Thành Đoàn; liệt sĩ Võ Thị Lớn (Út Thu) - người cán bộ giỏi của đơn vị lực lượng võ trang Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định. Website Thành Đoàn xin giới thiệu đến bạn đọc những tấm gương liệt sĩ kiên trung của Khu Đoàn Sài Gòn - Gia Định năm xưa, những anh hùng tuổi trẻ sắt son với quê hương, đất nước, quên cả thân mình.

Trang Văn Học  - Người anh hùng chân đất Img508
Liệt sĩ Trang Văn Học (Năm Trang) hy sinh tại căn cứ cồn Bình Thạnh, Đồng Tháp
ngày 5/2/1970


Trong những năm đầu khi đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp tiến hành chính sách xâm lược và đặt lại ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nhiều nước trong đó có Việt Nam, một thanh niên nông dân tên Trang Văn Học (1940) đã rời mảnh ruộng quê hương Cần Giuộc lên thành làm công nhân kiếm sống, giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động và đã cống hiến cả tuổi trẻ cho phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống của nhân dân lao động, thanh niên và giới sinh viên học sinh Sài Gòn - Gia Định đang diễn ra hết sức sôi động.

Năm 1957, hai anh em Trang Văn Học (biệt danh Năm Tranh), và Trang Văn Tập (Sáu Đấu) khăn gói rời Cần Giuộc (Long An) lên Sài Gòn. Trong khi người em được cắp sách đến trường, người anh xin vào làm công nhân cho hãng xà bông nổi tiếng Trương Văn Bền vừa nuôi sống mình vừa kiếm tiền cho em ăn học. Học sinh Trang Văn Tập đã mau chóng được các học sinh đàn anh chú ý, móc nối và giác ngộ phong trào đấu tranh trong nhà trường. Nghĩ ngay đến người anh ruột, Tập mang ra bàn bạc, chia sẻ suy nghĩ cùng anh trai và lập tức Trang Văn Học đồng tình ngay như nhiệt huyết đã được nung đúc tự bao giờ.

Những năm đầu thập kỷ 60, phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, thống nhất nước nhà... diễn ra liên tục và quyết liệt. Thời gian đầu tham gia cách mạng, Trang Văn Học làm công tác thuộc bộ phận tuyên truyền. Sáng anh vẫn đến xí nghiệp làm việc, chiều tối về nhà trọ bí mật cùng anh em in ấn tài liệu, truyền đơn, báo chí cách mạng. Ngoài ra, anh còn lén lút thu thập tin tức từ vùng giải phóng bằng cách nghe thêm Đài tiếng nói Giải phóng, Hà Nội... Sợ bị lộ, Học dằn thêm vách, gõ từng chữ một trên máy đánh chữ cũ, hay có khi thức trắng viết nắn nót bản tin ra giấy để kịp “phát hành” sáng mai. Cơ sở in ấn di chuyển liên tục, khi ở quận 6, lúc ở Hòa Hưng vì sợ địch phát hiện. Nhưng dù ở đâu, trong hoàn cảnh khó khăn cấp mấy, anh nhất quyết không để gián đoạn. Điển hình là những khi cơ sở bị địch bố ráp liên tục phải tạm giải tán, anh em trong tổ mỗi người một nơi, hai anh em Học - Tập vẫn duy trì việc in ấn tài liệu, truyền đơn bằng nhiều hình thức: in, đánh máy, viết tay... Cơ sở giải tán, đường dây tiếp tế bị gián đoạn, bận tâm duy nhất của anh lúc ấy là làm sao có tiền để mua giấy mực. Tập xin đi làm thêm ngoài giờ học cho nhẹ gánh Học để dành dụm từng đồng tiền lương mua giấy làm báo.

Năm 1961, Trang Văn Học vinh dự được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản, đứng vào hàng ngũ những người thanh niên tiên tiến. Những năm sau đó, anh tiếp tục tham gia các hoạt động bí mật, móc nối, vận chuyển, cung cấp vũ khí vào nội thành. Cũng trong thời gian này, anh đã vận động rất nhiều thanh niên công nhân trong các xí nghiệp, nhà máy đi theo cách mạng. Chỉ không đầy một năm phấn đấu hăng say không ngơi nghỉ, anh được đồng chí, anh em tin cậy kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 4/1964, khi Khu Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng (tức là Thanh niên Cộng sản) khu Sài Gòn - Gia Định (gọi tắt là Khu Đoàn) được Khu ủy quyết định thành lập, anh là một trong những thanh niên tiên tiến nhất được bầu vào Ban chấp hành.

Đầu năm 1965, Mỹ chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ bằng việc đưa hàng vạn quân Mỹ, chư hầu, ngụy lên miền Nam. Tình hình sôi sục đấu tranh (đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang) của phong trào sinh viên học sinh, thanh niên công nhân liên tiếp nổ ra khắp nơi. Để phục vụ, góp phần cùng Đảng giải quyết nhiệm vụ chính trị lúc ấy, Trang Văn Học được Khu Đoàn phân về Ban quân sự và Chỉ huy lực lượng biệt động Khu Đoàn với chức danh trung đội trưởng. Đây là nơi Trang Văn Học gắn bó và “vẫy vùng” đánh - giết giặc, lập nhiều chiến công oanh liệt nhất.

Năm 1966, anh là chỉ huy phó, tham mưu trưởng ban quân sự. Năm 1967, Khu ủy chỉ thị đổi tên Khu Đoàn thành Thành Đoàn phù hợp với nhiệm vụ dồn sức chỉ đạo phong trào nội đô. Khu ủy cũng tổ chức lại toàn bộ cơ sở theo hình thức ba lực lượng để tham gia tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Trong đó, lực lượng vũ trang biệt động do hai đồng chí Lê Tấn Quốc (Chín Quốc) - Phó bí thư Thành Đoàn và Trang Văn Học phụ trách được giao nhiệm vụ làm thê đội 2 cho biệt động Quân khu đánh vào các cứ điểm lớn như Đinh Độc Lập, tòa đại sứ Mỹ, Tổng nha cảnh sát ngụy...; tấn công trực tiếp và chiếm lĩnh một số điểm khác như Quốc hội, tòa Đô Chính... Đến tháng 10/1968, anh trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh vũ trang của lực lượng biệt động Thành Đoàn khi là chỉ huy trưởng Ban quân sự. Oâng Lê Tấn Quốc - nguyên chỉ huy trưởng Ban quân sự đã đánh giá rất cao người đồng chí trẻ và niềm tin của ông đã trở nên toàn vẹn sau khi Trang Văn Học mưu trí, dũng cảm chỉ huy thành công trận đặt bom diệt một trung đội cảnh sát dã chiến ngụy tại sân banh Cộng Hòa (nay là sân Thống Nhất). Anh đã có sáng kiến tự tạo “bom chùm” bằng cách cột từng ba quả lựu đạn với nhau, xung quanh trát thêm nhiều viên bi xe đạp để vừa giết giặc nhiều vừa ít hao vũ khí. Anh còn là một tay sửa chữa kíp (đồng hồ) nổ chậm cừ khôi nhất đơn vị, khi bom mìn gặp sự cố ở đồng hồ chỉnh giờ là anh ra tay, khỏi tốn công anh em vận chuyển tới lui nguy hiểm.

Tại hội nghị Bình Giã lần thứ ba (7/1969), Thành ủy đã quyết định cử Trang Văn Học là Quyền Bí thư Thành Đoàn thay cho đồng chí Phan Chánh Tâm bị địch bắt. Từ Xuân Mậu Thân (1968), mặc dù lúc đó cơ sở Đoàn bị đánh phá nặng nề, nhiều đồng chí, cán bộ Thành Đoàn sa vào tay giặc, địch điên cuồng đánh phá gây nhiều tổn thất lớn lao cho cơ quan lãnh đạo phong trào thanh niên thành phố nhưng Đoàn liên tục tấn công địch làm tiền đề cho các cao trào đấu tranh chính trị những năm 1970, 1971 sau này. Vợ của anh là chị Năm Hiền cũng bị giặc bắt, đày ra Côn Đảo và bị tra tấn rất dã man. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào thanh niên đô thị, hệ thống đàn áp của địch bị tấn công dồn dập. Chúng hết sức cay cú tìm cách đánh phá các cơ sở Đoàn cả trong nội thành lẫn vùng căn cứ. Cuối tháng 6/1970, trong cuộc hành quân càn quét vùng căn cứ Thành Đoàn ở tại Thanh Hưng (tỉnh Đồng Tháp), Trang Văn Học đã trúng hỏa tiễn trực thăng của địch và hy sinh tại đây.

Trong suốt cuộc đời đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, Trang Văn Học luôn để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, niềm tin vững chắc nơi những người đồng chí, anh em, đồng đội. Anh đã trực tiếp thực hiện cũng như tổ chức đánh 143 trận đánh lớn nhỏ, giết chết và làm bị thương hàng trăm tên lính Mỹ ngụy, chư hầu, xây dựng 7 kho chứa vũ khí, bảo đảm vận chuyển số lượng lớn vũ khí, đạn dược từ vùng căn cứ vào nội thành... Anh được Nhà nước truy tặng huân chương Độc lập hạng II ghi nhận sự đóng góp to lớn của anh vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

HUỲNH TRẦN THI NGÔN
(ghi theo lời kể của ông Lê Tấn Quốc và ông Trang Văn Tập)
thientam13887
thientam13887
Chủ nhiệm
Chủ nhiệm

Tổng số bài gửi : 575
Join date : 03/03/2011
Age : 36
Đến từ : Hồ Chí Minh City

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết