CLB Tuổi Trẻ Về Nguồn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cạn kiệt nguồn nước ngọt

Go down

các quy định của diễn đàn Cạn kiệt nguồn nước ngọt

Bài gửi by thientam13887 Fri Mar 15, 2013 8:07 am

Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa công bố báo cáo mang tên: "Tương lai 2008" (State of Future 2008), dự báo về những thách thức với loài người trong tương lai. Theo đó, ngoài giá lương thực và năng lượng tăng cao, thì cùng với vấn đề thay đổi khí hậu, khan hiếm nước ngọt cũng là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong những năm tới.
Với 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt thế mà nhân loại lại chỉ có thể sử dụng được 1/3 trong tổng số phần trăm ít ỏi đó vì gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. Sự tăng trưởng dân số và kinh tế ở châu Á cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác hiện nay là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước. Theo ước tính của LHQ, dân số thế giới năm 2050 sẽ đạt tới 9 tỷ người, như vậy nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên và việc tiếp cận với nguồn nước sạch sẽ ngày càng khó khăn hơn. Đáng buồn là nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng trong vài năm gần đây. Thế nên tình trạng thiếu nước ngọt thực sự đã trở thành mối nguy không chỉ của các quốc gia có khí hậu khô hạn mà đã trở thành vấn nạn chung của thế giới.
Theo khảo sát , một số vùng như các sa mạc ở châu Phi, vùng Trung Đông, Ai Cập... thiếu nước trầm trọng, thậm chí đã diễn ra các cuộc xung đột về nước. Một nửa diện tích đất canh tác của Ai Cập có nguy cơ bị chua mặn vì thiếu nước, bởi lẽ: mực nước của sông Nile - "thần nước" của nền văn minh Ai Cập ngày nay đã tụt xuống 90 cm so với trước đây. Ngay cả Châu Âu nơi có điều kiện sống được đảm bảo, cũng có tới 20 triệu người dân không được tiếp cận với các nguồn nước sạch vì tình trạng thiếu nước. Quốc gia láng giềng của ta- Trung Quốc, có tới 200 sông suối và nhiều ao hồ ở khu vực quanh Thủ đô Bắc Kinh đang dần cạn kiệt nước. Hơn 2/3 lượng nước thành phố đang sử dụng phải hút từ các giếng sâu tới hơn 1.000m trở lên. Như vậy, Bắc Kinh có thể hết nước ngầm trong vòng 5-10 năm tới. Việt Nam hiện cũng thuộc số các quốc gia thiếu nước, với mức bình quân chỉ đạt 4.400 m3/người/năm (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm), thấp hơn rất niều so với mức bình quân của thế giới là 7.400 m3/người/năm.

Những số liệu thống kê trên quả thật làm cho nhiều quốc gia giật mình lo sợ vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm nước ngọt như hiện nay? Báo cáo của LHQ cũng đưa ra một số nguyên nhân khiến nguồn tài nguyên nước đang cạn kiệt .Dễ thấy nhất chính là tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến việc sử dụng lãng phí và khai thác nước ngầm quá mức tại các đô thị đã làm cạn kiệt nguồn nước. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển dân số hoạt động nông nghiệp tăng cao cũng dẫn đến tình trạng hao hụt nguồn nước. Hiện nay nông nghiệp sử dụng 70% lượng nước khai thác, trong khi đó 60% lượng nước này bị sử dụng không hiệu quả. Nguyên nhân tiếp theo nguy hại không kém đó là ô nhiễm rác thái. Chính sự ô nhiễm môi trường góp phần làm lây lan ô nhiễm nguồn nước sạch, không những thế nó đã để lại một hậu quả nghiêm trọng hơn biến đổi khí hậu toàn cầu khiến cho lượng nước mưa- nước ngọt ngày càng ít ỏi dần . Một nguyên nhân không kém quan trọng là do tài nguyên rừng bị tàn phá quá nhiều, mất khả năng giữ nước cả trên bề mặt lẫn tầng nước ngầm. Với những nguyên nhân trước mắt có khả năng làm hao tổn tài nguyên nước quốc gia, mỗi đất nước cần phải có chiến lược quy hoạch, quản lý, sử dụng hiệu quả và đồng thời bảo vệ tài nguyên nước đảm bảo phát triển kinh tế.
Hiên nay để phần nào giải quyết nhu cầu cấp bách về nước ngọt, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng vận chuyển các khối tuyết từ Nam Cực về bán đảo Arập. Canađa được xem là quốc gia đi đầu trong việc đối phó với tình trạng khan hiếm nước khi sử dụng các tảng băng ở Greenland để chế biến thành nước uống. Khử mặn nước biển cũng được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu. Có tới 39% dân số thế giới, gần 2,4 tỷ người sống cách biển chưa đầy 100km. Có 42 trong số 70 thành phố có hơn 1 triệu dân không thể tiếp cận được với nguồn nước ngọt đều là các thành phố ven biển, do đó việc khử mặn nước biển để có nguồn nước sử dụng là giải pháp cần thiết. Cơ quan thăm dò nguồn nước quốc tế mới đây cho biết, khả năng lọc nước biển của thế giới có thể tăng từ 52 triệu m3/ngày năm 2008 lên 107 triệu m3/ngày vào năm 2016. Cũng trong thời gian này, công suất tái chế nguồn nước đã qua sử dụng có thể tăng gấp 3 lần, từ 20 triệu m3/ngày lên 60 triệu m3/ngày. Tổng chi tiêu dự kiến cho phương pháp "ngọt hóa nước biển" trong giai đoạn trên là 64 tỉ USD, so với 25,6 tỉ USD của các dự án tái chế nguồn nước đã qua sử dụng. Ngoài ra, các biện pháp như cải thiện các phương thức sử dụng nước, đặc biệt là tưới tiêu; đổi mới và xây dựng mới các cơ cấu sản xuất và phân phối nước sạch; bảo vệ và chống ô nhiễm các nguồn nước cũng được đề cập tới để đảm bảo có thể khắc phục được phần nào tình trạng khan hiếm nguồn nước đang diễn ra.
Tiết kiệm nước không chỉ giúp bản thân bạn và gia đình giảm bớt chi phí nước sinh hoạt hằng tháng mà sâu xa hơn, đối với cộng đồng xã hội, tiết kiệm nước còn giúp giảm thiểu chi phí xử lý, cấp thoát nước, giúp ngăn ngừa quá tải hệ thống thoát nước đô thị, hạn chế ô nhiễm nguồn nước ở các con sông, hồ nơi bạn sinh sống. Một số tổ chức cộng đồng cũng đã đề ra những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện giúp tiết kiệm nước tại nhà .Kiểm tra hệ thống nước trong nhà. Vài tháng một lần bạn nên kiểm tra hệ thống nước để đảm bảo không có rò rỉ nước trong bồn cầu, vòi nước hay đường ống. Khi bạn hoàn toàn không dùng nước, hãy xem chỉ số đồng hồ nước, rồi 2-3 tiếng sau kiểm tra lại xem chỉ số có như nhau không, nếu chỉ số đồng hồ nước có biến động, khả năng hệ thống nước trong nhà bạn có rò rỉ ở đâu đó. Khi tắm, nhiều người có thói quen thư giãn với nước xối từ vòi hoa sen từ trên đầu chảy xuống nhưng thói quen này gây lãng phí nước khá nhiều. Khi bạn chà xà bông hay gội đầu, đừng quên tắt vòi nước. Tương tự khi cạo râu, đánh răng cũng vậy, nếu bạn cần nước để rửa sạch dao cạo và bàn chải nên hứng nước ra ly. Bạn nên tập thể dục trước khi tắm, vận động sẽ làm cơ thể bạn nóng lên và do vậy bạn sẽ không cần nhiều nước để khiến cho cơ thể làm quen và không cần nước nóng để tắm, nhờ thế tiết kiệm được năng lượng để làm nóng nước. Lắp vòi tiết kiệm nước hay điều chỉnh vòi hoa sen sao cho lượng nước chảy vừa đủ mạnh. Khi sử dụng bồn tắm, bạn nhớ đậy kín lỗ thoát nước của bồn trước khi mở vòi và chỉ cần xả nước khoảng 1/3 bồn là đủ tắm. Tận dụng hứng nước mưa và nguồn nước đã sử dụng cho mục đích khác để tưới cây. Có thể trang bị hệ thống tưới tự động tiện dụng và tiết kiệm nước. Khi tưới cây, bạn nên tưới vào buổi sáng và chiều mát, gió lặng để hạn chế nước bị bốc hơi do nhiệt độ và tốc độ của gió. Giặt quần áo, rửa chén bằng tay chắc chắn sẽ ít tốn nước hơn so với giặt máy nhưng nếu giặt máy, rửa chén bằng máy bạn cũng tiết kiệm nước đáng kể nếu đặt mức nước hợp lý với lượng quần áo cần giặt và lượng chén cần rửa thay vì để chế độ giặt tự động quanh năm.
Với những biện pháp tưởng chừng đơn giản nhưng chúng ta lại có thể tiết kiệm được rất nhiều nước. Và nếu gia đình nào cũng ý thức thực hiện tiết kiệm nguồn nước sạch chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho mỗi quốc gia. Với tình hình khan hiếm nguồn nước ngọt như hiện nay , thiết nghĩ không chỉ mỗi cá nhân mà toàn thể cộng đồng trên toàn thế giới cần ra sức bảo vệ nguồn nước ngọt vì tương lai cho hành tinh của chúng ta.

Ông Hoàng Thảo Nguyên
Tiểu ban Báo chí _ Nhóm Truyền thông

thientam13887
thientam13887
Chủ nhiệm
Chủ nhiệm

Tổng số bài gửi : 575
Join date : 03/03/2011
Age : 36
Đến từ : Hồ Chí Minh City

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết