“Diễn đàn Văn hóa giao thông năm 2010”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
“Diễn đàn Văn hóa giao thông năm 2010”
Có thể nói rằng cụm từ Văn hóa giao thông không quá xa lạ nhưng không phải ai cũng nghĩ đến mỗi khi ra đường tham gia giao thông. Tôi nhận thấy rằng giới trẻ hiện nay có hai xu hướng ứng xử khi tham gia giao thông.
Xu hướng ứng xử thứ nhất đó là các bạn thanh niên luôn ủng hộ , tham gia các phong trào tuyên truyền về giao thông ở các khu phố, phường, quận bằng cách tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông, tổ chức các lớp học về kỹ năng khi tham gia giao thông cho các học sinh tiểu học, phổ thông , sinh viên các trường Đại học , công nhân – viên chức các Công ty, hay tham gia hoạt động bảo vệ hành lang an toàn giao thông tại các chốt đèn đỏ cùng với lực lượng cảnh sát giao thông và cùng nhau chấp hành tốt các luật lệ khi tham gia giao thông.
Thế nhưng bên cạnh những hoạt động vô cùng hữu ích đó thì xu hướng ứng xữ thứ hai cũng đang dần gia tăng đó là những bạn thanh niên không chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông. Một con số đáng báo động khi số người vi phạm luật giao thông bị xử lý ở độ tuổi từ 16 đến 35 chiếm khoảng 80% , 80% sinh viên – học sinh đi xe máy mà không có giấy phép lái xe, hay các vụ vi phạm về phóng nhanh , vượt ẩu, chạy lấn tuyến, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm v.v….
Thật đáng buồn khi nhìn những con số này. Nhiều lần tôi chứng kiến những việc trái tai gai mắt của những bạn thanh niên còn khoác áo nhà trường vô tư vi phạm giao thông trên đường mặc dù cũng đã từng học các bài về giao thông trong trường như : chở ba, bốn người ngang nhiên phóng xe , gây va quệt cho người khác, rồi dàn xe hàng ngang nghênh ngang vô tư cười giỡn cố tình gây cản trở giao thông hay dùng xe máy gầm rú , lắp còi hơi bấm nghe inh ỏi suốt trên đường gây giật mình, bất an và thậm chí là xảy ra tai nạn giao thông cho những người khác xung quanh khi tham gia luu thông.
Rồi có những bạn mặc dù đèn đã đỏ nhưng vẫn cố tình chạy vượt đèn đỏ phóng cho thật nhanh mặc dù cũng chỉ nhanh được vài giây. Hay những cuộc đua xe của các hội quái xế hằng đêm ở những tuyến đường lớn vừa mới xây dựng như Đại lộ Đông Tây, Cầu Phú Mỹ, Nguyễn Văn Cừ, v.v… đã gây ra bao nhiêu vụ tai nạn thảm khốc cho chính quái xế và cho những người dân vô tội. Qua tìm hiểu ở một số bạn chung quanh khu vực tôi ở thì những hành vi thiếu văn hóa giao thông này được xem là sự sành điệu, nổi bật và cá tính nhằm để ra oai với những bạn khác.
Thiết nghĩ chúng ta cần phải giáo dục lại đạo đức , lối sống cho học sinh – sinh viên trong đó mà quan trọng là văn hóa khi tham gia giao thông . Nhưng chúng ta phải giáo dục như thế nào để đừng là giáo dục bề nổi mà cần phải ăn sâu vào gốc rễ. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần giáo dục ngay từ trong gia đình vì trẻ em luôn có thói quen bắt chước và bị ảnh hưởng hành vi từ những người xung quanh đặc biệt là những người thân trong gia đình, nếu trong gia đình tất cả mọi người lớn đều nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông và luôn theo dõi , uốn nắn, răn đe cách tham gia giao thông thì trẻ em cũng sẽ có hành vi tốt khi trưởng thành.
Tiếp theo đó là sự giáo dục từ nhà trường phải luôn bố trí linh hoạt và sắp xếp nhiều giờ giảng và những cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông, cùng thực hành mô hình giao thông phải làm thường xuyên và đưa vào cột điểm rèn luyện nhân cách hàng tháng. Và cuối cùng là chính quyền và xã hội hãy phạt thật nặng những trường hợp vi phạm giao thông thật nặng để người vi phạm khó lòng mà tái phạm lần nữa.
Xu hướng ứng xử thứ nhất đó là các bạn thanh niên luôn ủng hộ , tham gia các phong trào tuyên truyền về giao thông ở các khu phố, phường, quận bằng cách tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông, tổ chức các lớp học về kỹ năng khi tham gia giao thông cho các học sinh tiểu học, phổ thông , sinh viên các trường Đại học , công nhân – viên chức các Công ty, hay tham gia hoạt động bảo vệ hành lang an toàn giao thông tại các chốt đèn đỏ cùng với lực lượng cảnh sát giao thông và cùng nhau chấp hành tốt các luật lệ khi tham gia giao thông.
Thế nhưng bên cạnh những hoạt động vô cùng hữu ích đó thì xu hướng ứng xữ thứ hai cũng đang dần gia tăng đó là những bạn thanh niên không chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông. Một con số đáng báo động khi số người vi phạm luật giao thông bị xử lý ở độ tuổi từ 16 đến 35 chiếm khoảng 80% , 80% sinh viên – học sinh đi xe máy mà không có giấy phép lái xe, hay các vụ vi phạm về phóng nhanh , vượt ẩu, chạy lấn tuyến, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm v.v….
Thật đáng buồn khi nhìn những con số này. Nhiều lần tôi chứng kiến những việc trái tai gai mắt của những bạn thanh niên còn khoác áo nhà trường vô tư vi phạm giao thông trên đường mặc dù cũng đã từng học các bài về giao thông trong trường như : chở ba, bốn người ngang nhiên phóng xe , gây va quệt cho người khác, rồi dàn xe hàng ngang nghênh ngang vô tư cười giỡn cố tình gây cản trở giao thông hay dùng xe máy gầm rú , lắp còi hơi bấm nghe inh ỏi suốt trên đường gây giật mình, bất an và thậm chí là xảy ra tai nạn giao thông cho những người khác xung quanh khi tham gia luu thông.
Rồi có những bạn mặc dù đèn đã đỏ nhưng vẫn cố tình chạy vượt đèn đỏ phóng cho thật nhanh mặc dù cũng chỉ nhanh được vài giây. Hay những cuộc đua xe của các hội quái xế hằng đêm ở những tuyến đường lớn vừa mới xây dựng như Đại lộ Đông Tây, Cầu Phú Mỹ, Nguyễn Văn Cừ, v.v… đã gây ra bao nhiêu vụ tai nạn thảm khốc cho chính quái xế và cho những người dân vô tội. Qua tìm hiểu ở một số bạn chung quanh khu vực tôi ở thì những hành vi thiếu văn hóa giao thông này được xem là sự sành điệu, nổi bật và cá tính nhằm để ra oai với những bạn khác.
Thiết nghĩ chúng ta cần phải giáo dục lại đạo đức , lối sống cho học sinh – sinh viên trong đó mà quan trọng là văn hóa khi tham gia giao thông . Nhưng chúng ta phải giáo dục như thế nào để đừng là giáo dục bề nổi mà cần phải ăn sâu vào gốc rễ. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần giáo dục ngay từ trong gia đình vì trẻ em luôn có thói quen bắt chước và bị ảnh hưởng hành vi từ những người xung quanh đặc biệt là những người thân trong gia đình, nếu trong gia đình tất cả mọi người lớn đều nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông và luôn theo dõi , uốn nắn, răn đe cách tham gia giao thông thì trẻ em cũng sẽ có hành vi tốt khi trưởng thành.
Tiếp theo đó là sự giáo dục từ nhà trường phải luôn bố trí linh hoạt và sắp xếp nhiều giờ giảng và những cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông, cùng thực hành mô hình giao thông phải làm thường xuyên và đưa vào cột điểm rèn luyện nhân cách hàng tháng. Và cuối cùng là chính quyền và xã hội hãy phạt thật nặng những trường hợp vi phạm giao thông thật nặng để người vi phạm khó lòng mà tái phạm lần nữa.
Bài viết của Chủ nhiệm CLB TTVN (2010-2011)
Thiện Tâm
thientam13887- Chủ nhiệm
- Tổng số bài gửi : 575
Join date : 03/03/2011
Age : 37
Đến từ : Hồ Chí Minh City
Similar topics
» Thông báo họp offline diễn đàn !
» Hội thi “Bạn trẻ với an toàn giao thông” - Năm 2011 - PHẦN THI TẬP THỂ
» Thông báo về việc sự dụng diễn đàn !
» D.I.S.C – hệ thống nhận diện và thiết lập mối quan hệ bền vững
» Mùa hè xanh của tôi "Thiếu nhi vẽ tranh cổ động “An toàn giao thông và Bảo vệ môi trường”"
» Hội thi “Bạn trẻ với an toàn giao thông” - Năm 2011 - PHẦN THI TẬP THỂ
» Thông báo về việc sự dụng diễn đàn !
» D.I.S.C – hệ thống nhận diện và thiết lập mối quan hệ bền vững
» Mùa hè xanh của tôi "Thiếu nhi vẽ tranh cổ động “An toàn giao thông và Bảo vệ môi trường”"
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết