CLB Tuổi Trẻ Về Nguồn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên

Go down

Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên Empty Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên

Bài gửi by venguon Sun Apr 10, 2011 12:58 am

Nhà Văn hóa Thanh niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch (trước là số 4 Duy Tân) tự hào là mảnh đất của thanh niên thành phố hơn 50 năm qua. Từ những năm 1960, nơi đây là trung tâm đấu tranh chính trị của thanh niên, sinh viên, học sinh do Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định trực tiếp lãnh đạo như Tổng hội sinh viên, Tổng đoàn học sinh, Hội đồng đại diện sinh viên Sài Gòn, Hội sinh viên sáng tác, đoàn văn nghệ sinh viên học sinh … nơi đây xuất phát các phong trào đòi hòa bình, thống nhất đất nước, đòi tự trị đại học, chống đôn quân bắt lính ; của những đêm không ngủ, đốt lửa căm thù.
Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên Loimo-10
Mùa xuân 1968, tại số 4 Duy Tân đã hình thành ban tổ chức ngày Tết Quang Trung để chuẩn bị cho đợt tấn công và nổi dậy. Tiết mục Tiếng trống hào hùng ngày đó đã trở thành niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của học sinh, sinh viên, thanh niên thành phố.
Năm 1969, chính quyền Sài Gòn đàn áp dã man các phong trào đấu tranh, chiếm giữ số 4 Duy Tân, xây dựng thành Trung tâm sinh hoạt thanh niên nhằm tập họp thanh niên đến sinh hoạt dưới sự kiểm soát của chúng.
Ngày 30/4/1975, 4 Duy Tân là điểm hội tụ của 5 cánh quân Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định tiến về giải phóng thành phố. Chính vì truyền thống đấu tranh này, 4 Duy Tân đã được đồng chí Nguyễn Văn Linh (lúc đó là bí thư Thành ủy) cắt băng khai mạc bia truyền thống 4 Duy Tân, trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thành phố thời đánh Mỹ.
Nhằm tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp trên, 04 tháng 9 năm 1975, ban thường vụ Thành đoàn đã quyết định chọn số 4 Duy Tân làm câu lạc bộ Thanh niên, nhằm tập họp, giáo dục chủ nghĩa xã hội, lý tưởng cộng sản cho học sinh, sinh viên thành phố bằng hoạt động văn hóa.

Dấu ấn những năm tháng CLB Thanh niên (1976 – 1979)
Các buổi báo cáo chính trị của chú Võ Văn Kiệt, chú Trần Bạch Đằng với hơn 3.000 thanh niên/buổi tại sân 4A. Đọng lại là câu nói của chú Kiệt T"hanh niên ngày nay không còn phải hát “Nếu là người, tôi sẽ CHẾT cho quê hương” nữa mà phải hát “nếu là người, tôi sẽ SỐNG cho quê hương” (lời bài Tự Nguyện của NS Trương Quốc Khánh).
Hàng trăm Đoàn viên, thanh niên, hội viên Đ/N/CLB tình nguyện rong ruổi bằng xe đạp trên khắp nẻo đường thành phố để sưu tầm “địa chỉ đỏ” ; phục vụ văn nghệ và chiếu phim lưu động cho đồng bào Củ Chi, Hóc Môn …
Tổ chức 02 cuộc triển lãm lớn tại sân 4A : triển lãm KTKT của tuổi trẻ thành phố (1976) kéo dài 01 tháng, thu hút hơn 200.000 lượt người ; triển lãm thành tựu xây dựng CNXH của thanh niên Liên Xô, kỷ niệm 60 năm Cách mạng Nga (1977), kéo dài 01 tháng, thu hút hơn 500.000 lượt người
Những buổi sinh hoạt chân dung các anh hùng liệt sĩ : Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thái Bình, Lý Tự Trọng và sân khấu hóa các ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, 30/4 … được tổ chức thường xuyên.
Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên Loimo-10
Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên Loimo-11
Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên Loimo-12
Năm 1979, câu lạc bộ Thanh niên được báo cáo điển hình trong hội nghị của Bộ Văn hóa và được tặng bằng khen về thành tích hoạt động 5 năm. Chính vì thành tích này, câu lạc bộ Thanh niên được ban thường vụ Thành đoàn quyết định chuyển từ CLB Thanh niên lên Nhà Văn hóa Thanh niên cho đến ngày nay.
Dấu ấn những năm tháng Nhà Văn hóa Thanh niên (1979 đến nay)
Giai đoạn 1979 - 1985
Liên hoan hữu nghị và đoàn kết thanh niên Liên Xô lần thứ V (1983) kéo dài 08 ngày, thu hút hơn 120.000 lượt thanh niên đến giao lưu với hơn 30 thanh niên Liên Xô.
Kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (1984) với sân khấu hóa Thiên sử vàng kéo dài trong 01 ngày, thu hút trên 20.000 lượt người.
Tổ chức lớp học tại chỗ và tại 04 trường trong thành phố như : nhiếp ảnh, hội họa, y tế gia đình, châm cứu ; trang điểm, may, thêu ; các lớp tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức ; võ thuật, bóng chuyền, điện, điện tử … thu hút trên 10.000 học viên/khóa/03 tháng.
Các nhóm ca khúc chính trị được thành lập như nhóm ca nhạc dân tộc, ca khúc chính trị 30/4, nhóm ca khúc chính trị CLB Tháng 9, nhóm ca khúc chính trị Nắng Hồng … lưu diễn trong thành phố, các tỉnh thành bạn và các nước Bungari, CHDC Đức. CLB Âm nhạc ra đời với loại hình hát với nhau.
Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên Loimo-11
Giai đoạn 1986 – 2005
Tổ chức các lễ hội đường phố từ Hồ Con Rùa đến đường Lê Duẩn với diễu hành đường phố, phố hàng rong, phố giao lưu, phố trò chơi, trong các lễ hội Mừng sinh nhật Đoàn – Mừng thành phố 300 năm (1998), Mừng thành phố vào năm 2000, Kỷ niệm 25 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước(2000), Chào SEA Games 22 (2003) …
Các đợt hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Đảng, sinh nhật Bác, Quốc khánh 2/9, ngày thống nhất đất nước 30/4, ngày thành lập Đoàn, chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chào mừng đại hội Đảng các cấp, chào mừng đại hội Đoàn thành phố, đại hội Đoàn toàn quốc, bầu cử Quốc hội, liên hoan Thanh niên tiên tiến, tuyên dương công dân trẻ, ngày hội ra quân chiến dịch Mùa hè xanh, Kỳ nghỉ hồng, tiếp sức mùa thi, sàn giao dịch việc làm… được tổ chức qui mô lớn.
Triển lãm Qui hoạch và xây dựng thành phố năm 2000 (kéo dài 01 tháng – 1993), thu hút 1,2 triệu lượt người dự
Liên hoan TVH (1996, 1998) : liên hoan các Nhà văn hóa, Trung tâm hoạt động thanh niên, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên toàn thành được tổ chức tại Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 11, quận 12 và Nhà Văn hóa Thanh niên ; thu hút hơn 100.000 lượt đoàn viên, thanh niên trong 01 tuần hoạt động.
Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên Loimo-12
Hoạt động Tuần lễ khám phá Internet, Đường đua trẻ - Robot, các buổi trực tiếp truyền hình bóng đá luôn thu hút đông đảo, đỉnh điểm đêm chung kết bóng đá SEA Games 22 (2003) với hơn 13.000 người dự. Sân Mỹ Đình 2 ; Tháng địa của bóng đá thành phố là tên do quần chúng đặt cho Nhà Văn hóa Thanh niên.
Giai đoạn 2006 – 2010
Cuộc vận động sưu tầm, sáng tác và giới thiệu Sử ca Việt Nam (2008, 2009) với nhiều loại hình : sưu tầm, sáng tác mới ; in sách và dĩa DVD ; tập hát ; hội thi hát Sử ca và liên hoan sân khấu hóa, hợp xướng, nhạc cảnh Sử ca Việt Nam … phối hợp với nhiều đơn vị : Trung tâm Văn hóa thành phố, Nhà sách Thành Nghĩa, hãng phim trẻ ; Vinafone và các trường PTTH. Đây là cuộc thi đầu tiên gồm nhiều loại hình liên kết chặt chẽ với nhau.
Giao lưu quốc tế với chương trình Thế giới trong tầm tay do 03 CLB Tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật tổ chức : người tham dự là chủ thể trong việc biểu diễn trang sắc phục dân tộc, văn nghệ dân gian của các nước ; giới thiệu món ăn dân tộc ; giao lưu với các du học sinh Việt Nam, các doanh nhân Việt Nam thành đạt đã từng sinh sống và làm việc tại nước bạn trao đổi kinh nghiệm thực tế với thanh niên thành phố. Đã tổ chức Độc đáo Singapore, Một thoáng Indonesia
Lịch sử hình thành và phát triển của Nvh Thanh Niên New_pi10

Đợt hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với tên gọi Thăng Long – Hà Nội trái tim tôi (2009, 2010) gồm sáng tác thơ, phổ nhạc từ thơ, liên hoan hát với Guitar các ca khúc hay phổ thơ ; in tập sách thơ và sách nhạc, phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng và Nhà sách Thành Nghĩa.
Các cuộc lưu diễn được tổ chức thành đợt hoạt động (2007, 2008, 2009) : Vòng quanh ký túc xá các KCN – KCX ; các trường PTTH và phục vụ cả sinh viên Hà Nội (2009) và không chỉ đơn thuần là diễn văn nghệ mà còn tư vấn nghề nghiệp, học tập, luật lao động cho công nhân, sinh viên, học sinh. Sân chơi tài tử cải lương Tiếng tre xanh giới thiệu Trà Việt, giới thiệu thư pháp được tổ chức định kỳ tại công viên 30/4 và công viên Tao Đàn
Tổ chức các sự kiện mới : lễ hội chào năm mới, lễ hội thời trang, nhất là hoạt động Tết Việt với phố Ông Đồ, trà Việt, đọc báo xuân, biểu diễn Lân Sư Rồng, gói bánh tét, bánh chưng, … từ 20 tết đến mùng 5 tết đã trở thành hoạt động truyền thống từ 2007 đến nay.
Trong các hội thi, tọa đàm, hội thảo, báo cáo chuyên đề, diễn đàn, sân chơi lịch sử … sinh động hơn qua màn hình, qua những trò chơi nhóm. Đặc biệt các cuộc hội thi, diễn đàn … đã được cư dân mạng tham gia rất đông qua website Nhà Văn hóa Thanh niên.
Các lớp học được mở rộng : trường Ngoại ngữ Thanh niên mở chi nhánh tại Phú Nhuận, các lớp học năng khiếu, sở thích mở tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên các tỉnh phía Nam ; tổ chức lớp mới : lớp nghiệp vụ văn hóa cho cán bộ Đoàn – Hội – Đội và cán bộ các Trung tâm Văn hóa ; lớp thư pháp, viết chữ đẹp, nhóm nhạc, diễn viên, bóng rổ …
Huấn luyện kỹ năng thực hành xã hội (kỹ năng sống) dưới nhiều loại hình : báo cáo chuyên đề ; hội thi ; du lịch học sử, hội trại và đặc biệt là trại huấn luyện phát triển nhân cách tuổi teen Teen năng động @.com, ; trại Thanh niên Việt Nam – Biển đảo Việt Nam và trại Chúng con đã trưởng thành (2009, 2010)
Nhân kỷ niệm 35 năm ngày đất nước thống nhất, Thành Đoàn – Nhà Văn hóa Thanh niên phối hợp với Saigontourist đã tổ chức thành công trại sáng tác xuyên Việt bước truyền thống – xây dựng tương lai, thu hút hơn 30 văn nghệ sĩ thành phố tham gia, thu hoạch nhiều sáng tác có giá trị về thơ, văn, nhạc, nhiếp ảnh,…

nguồn http://nvhtn.org.vn
venguon
venguon
Người điều hành
Người điều hành

Tổng số bài gửi : 173
Join date : 01/03/2011
Age : 34

https://venguon.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết