CLB Tuổi Trẻ Về Nguồn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

QUỐC KỲ TRÊN THẾ GIỚI

Go down

QUỐC KỲ TRÊN THẾ GIỚI Empty QUỐC KỲ TRÊN THẾ GIỚI

Bài gửi by nguyenhien Tue Apr 26, 2011 10:23 pm


Dannebrog, quốc kỳ của Đan Mạch, là cờ chính quyền cổ xưa nhất còn được dùng

Saltire, cờ của Scotland, là lá cờ một nước cổ xưa nhất còn được dùng
Quốc kỳ là một lá cờ biểu trưng cho một quốc gia.
Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Ở một vài nước, quốc kỳ chỉ được treo ở những công trình phi quân sự vào những ngày treo cờ cụ thể.
Có ba loại quốc kỳ phân biệt để sử dụng trên đất liền, và ba loại để sử dụng trên biển, mặc dù nhiều nước sử dụng cùng một kiểu thiết kế cho vài (đôi khi tất cả) các loại cờ.
Nguồn gốc quốc kỳ
Từ xa xưa, người ta đã biết dùng lá cờ để biểu trưng cho một nhân vật lãnh đạo hay một gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ của bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Trong các cuộc giao chiến, việc cắm được cờ của mình trên đất địch hay cướp đoạt được cờ của địch đều được xem là một chiến công rạng rỡ.
Thời quân chủ chuyên chế, lá cờ của nhà vua cũng là biểu tượng của quốc gia, nhưng chỉ được dựng lên tại những nơi có vua ở. Ở những nơi khác thì dựng cờ của các vị lãnh chúa địa phương. Ý niệm quốc kỳ là biểu tượng chủ quyền quốc gia trên toàn thể lãnh thổ chỉ mới xuất hiện về sau này.
Quốc kỳ sử dụng trên đất liền

Cờ chiến tranh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trên đất liền, có sự phân biệt giữa cờ dân sự (ký hiệu FIAV ), cờ chính quyền ( ) và cờ chiến tranh hay quân sự ( ). Cờ chính quyền là những loại cờ được sử dụng chính thức bởi những cơ quan chính phủ, trong khi cờ dân sự có thể được treo bởi bất cứ ai bất kể họ có liên quan đến chính phủ hay không. Cờ chiến tranh (hay cờ quân sự) được sử dụng bởi những tổ chức quân sự như quân đội.
Trong thực tế, nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ và Anh) dùng chung một loại cờ cho ba mục đích trên; "quốc kỳ" đôi khi được dùng như một thuật ngữ trong môn kỳ học để chỉ loại cờ dùng chung cho ba mục đích ( ) như vậy. Tuy nhiên, ở một số quốc gia—đặc biệt là ở Châu Mỹ Latinh—có một sự khác nhau rõ ràng giữa cờ dân sự và cờ chính quyền. Đa phần cờ dân sự là phiên bản đơn giản hóa của cờ chính quyền, sự khác nhau thường ở chỗ cờ chính quyền có hình huy hiệu của chính quyền, còn cờ dân sự thì không có.
Một số rất ít quốc gia sử dụng lá cờ quân sự khác với cờ chính quyền; Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một ngoại lệ đáng chú ý.
Cờ hiệu quốc gia trên biển

Cờ hiệu hải quân của Nhật Bản
Nhiều quốc gia có những quốc kỳ đặc biệt để sự dụng trên biển gọi là cờ hiệu quốc gia. Cũng như vậy, có ba loại khác nhau: cờ hiệu dân sự ( ), được treo trên các tàu tư nhân; cờ hiệu chính quyền (còn được gọi là cờ hiệu chính phủ ), được treo trên tàu thủy của chính quyền; và cờ hiệu chiến tranh (còn được gọi là cờ hiệu hải quân ), được treo trên tàu hải quân. Cờ hiệu được treo trên một cột cờ hiệu nằm ở đuôi tàu, hoặc từ một cây lao khi di chuyển. Cả hai vị trí này phải là điểm cao nhất trên con tàu, ngay cả đỉnh cột buồm cao hơn. Khi không có cột cờ, cờ hiệu có thể được treo trên mũi tàu. Quốc kỳ cũng có thể được treo trên hàng không mẫu hạm và những phương tiện đi lại của những quan chức quan trọng.
Ở một vài quốc gia, như Hoa Kỳ và Pháp, cờ hiệu quốc gia đồng nhất với quốc kỳ, trong khi ở những nước khác, như Anh và Nhật Bản, có những cờ hiệu riêng để sử dụng trong hàng hải. Đa số các quốc gia không có cờ hiệu chính quyền riêng biệt, mặc dù Anh là một ngoại lệ hiếm hoi, cờ hiệu đỏ dùng cho dân sự, cờ hiệu trắng dùng cho hải quân và cờ hiệu xanh dương dùng cho những con tàu phi quân sự của chính quyền.
Những lá cờ tương tự nhau

Quốc kỳ của Tchad

Quốc kỳ của Romania
Mặc dù quốc kỳ đồng nghĩa với một biểu tượng độc nhất của một quốc gia, nhiều quốc gia có những lá cờ khá giống và do đó rất dễ nhầm với nhau. Ví dụ như cờ của Monaco và Indonesia, chỉ khác nhau rất ít về tỷ lệ cờ; của Hà Lan và Luxembourg, khác nhau về tỷ lệ và độ đậm nhạt của màu xanh trên cờ; và của Romania và Tchad, gần như giống hệt nhau.
Trong khi một vài sự tương đồng là tình cờ, những sự tương đồng khác lại xuất phát từ những lịch sử chung. Ví dụ như lá cờ của Venezuela, Colombia và Ecuador tất cả đều là những biến thể của lá cờ Đại Colombia, một đất nước bao gồm các quốc gia trên cho đến khi họ độc lập khỏi Tây Ban Nha, được lập nên bởi anh hùng giải phóng người Venezuela Francisco de Miranda; còn lá cờ của Ai Cập, Iraq, Syria và Yemen đều là những biến thể tương tự nhau từ lá cờ của cuộc khởi nghĩa Ả rập vào 1916–1918.
Nhiều sự tương đồng khác có thể được tìm thấy giữa những quốc kỳ hiện thời, nếu xem xét đến sự đảo thứ tự các màu (như cờ của Bờ Biển Ngà với cờ Ireland). Còn nhiều sự đồng nhất hoặc gần giống nhau hơn nữa nếu so sánh những lá cờ hiện nay và trong lịch sử; ví dụ như, quốc kỳ hiện nay của Albania chính là cờ chiến tranh của Đế chế Byzantine (Đông Roma).
Quy ước chung của quốc kỳ

Quốc kỳ của Hoa Kỳ, treo ngược, phía bên phải
Có rất nhiều quy ước liên quan đến cách trình bày quốc kỳ sao cho đúng. Ví dụ như, quốc kỳ không bao giờ được treo ngược trừ khi như một biểu hiện của treo cờ rũ.
Có nhiều quy định liên quan đến sự trình bày quốc kỳ, nhưng quy tắc chung đó là quốc kỳ phải được treo ở vị trí danh dự, và không bao giờ ở vị trí thấp hơn các lá cờ khác (mặc dù vài quốc gia có ngoại lệ dành cho những tiêu chuẩn hoàng gia). Những quy định sau là tiêu biểu.
• Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác, nó phải được kéo lên đầu tiên và hạ xuống cuối cùng.
• Khi lá quốc kỳ được treo cùng với các quốc kỳ của quốc gia khác, tất cả các lá cờ phải có kích thước xấp xỉ bằng nhau và phải được treo ở cùng độ cao, mặc dù quốc kỳ của quốc gia chủ nhà có thể được đặt ở vị trí danh dự (ở trung tâm của số lẻ các cột cờ hoặc ở ngoài cùng bên phải – tức là bên trái từ vị trí một người quan sát – của số chẵn các cột cờ).
• Khi lá quốc kỳ được treo cùng với những lá cờ khác không phải là quốc kỳ, nó phải được treo trên cột cờ riêng, hoặc cao hơn hoặc phải đứng ở vị trí danh dự.
• Khi lá quốc kỳ được treo cùng với bất cứ lá cờ nào khác trên cùng một cột cờ, nó phải nằm trên cùng, mặc dù sử dụng cột cờ phân biệt thường được dùng nhiều hơn.
• Khi lá quốc kỳ được treo cùng với một lá cờ khác trên cột chéo, quốc kỳ phải nằm ở phía trái người quan sát và cột treo quốc kỳ phải ở phía trước cột cờ còn lại.
• Khi lá quốc kỳ được treo cùng với một hoặc nhiều lá cờ khác trong cuộc diễu hành, quốc kỳ phải ở bên phải nhóm diễu hành. Nếu có một hàng cờ, quốc kỳ nên nằm ở vị trí danh dự.
• Khi lá quốc kỳ, trong vài trường hợp ngoại lệ, được treo ngược, đó là biểu hiện của lá cờ rũ.
Thông tin khác

Quốc kỳ Nepal là quốc kỳ duy nhất không phải hình chữ nhật
• Dannebrog, quốc kỳ của Đan Mạch, là lá cờ chính quyền cổ nhất còn tồn tại.
• Quốc kỳ Nepal là lá cờ hình tam giác duy nhất trên thế giới.
• Cờ Scotland là một trong những lá cờ cổ xưa nhất trên thế giới, xuất hiện từ thế kỷ thứ 9, và là quốc kỳ cổ xưa nhất còn được dùng ngày nay.
• Lá cờ của Thụy Sỹ và Thành quốc Vatican là những lá cờ vuông duy nhất.
• Cờ của Philippines là lá cờ độc nhất được treo ngược (màu đỏ ở trên cùng) khi đất nước có chiến tranh.
• Sự phối hợp các màu phổ biến nhất là:
o Đỏ, trắng, xanh dương (chủ yếu các nước Châu Âu và phương Tây)
o Đỏ, vàng, xanh lá cây (chủ yếu các nước Châu Phi)
o Đỏ, trắng, đen (chủ yếu các nước Trung Đông/Hồi giáo)
• Vòng tròn Olympic – xanh dương (Châu Âu), vàng (Châu Á), đen (Châu Đại Dương), xanh lá cây (Châu Phi) và đỏ (Bắc và Nam Mỹ) đại diện cho những màu được sử dụng ít nhất một lần ở tất cả các quốc kỳ trên thế giới.
• Cờ của Libya là lá cờ duy nhất chỉ gồm một màu, xanh lá cây.
Cờ Đảo Síp là lá cờ duy nhất vẽ hình quốc gia mà nó đại diện.

Ấn Độ
- Quốc kỳ:

Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu cam, trắng và lục nằm ngang song song hợp thành. Chính giữa nền cờ màu trắng có một bánh xe Phật pháp màu lam với 24 chiếc nan hoa. Hình bánh xe này là một trong những đồ án đầu sư tử ở đầu trụ đá Thánh địa Phật giáo đời vua Asoka thuộc vương triều Khổng tước (vương triều Maurya Dynasty) Ấn Độ. Màu cam tượng trưng cho lòng dũng cảm, hiến thân và tinh thần hy sinh thân mình, đồng thời cũng là màu pháp y của giáo đồ Phật giáo; màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chân lý; màu lục biểu thị lòng tin, đại diện cho sức sinh sản mà sự sống nhân loại dựa vào để sinh tồn. Bánh xe Phật pháp là bánh xe linh thiêng của nhân dân Ấn Độ, bánh xe chân lý, bánh xe chuyển động tiến về phía trước, bánh xe quay mãi trời xanh. Đồ án quốc kỳ ra đời năm 1921, khi đó chính giữa nền cờ là một bánh xe quay sợi tượng trưng cho văn minh cần lao của nhân dân Ấn Độ. Ngày 22 tháng 7 năm 1947, quyết định đổi bánh xe quay sợi thánh bánh xe Phật pháp, chính thức được xem là quốc kỳ Ấn Độ. Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Ấn Độ tuyên bố là nước cộng hòa và vẫn sử dụng quốc kỳ này.

- Quốc huy:

Đồ án trung tâm do bốn con sư tử đực đứng châu lưng lại với nhau hợp thành, chúng đứng vững chắc trên một bệ đài hình tròn, mặt hướng ra bốn phía. Sư tử tượng trưng cho lòng tin, uy nghiêm, dũng khí và sức mạnh. Chung quanh bệ đài có bốn con thù canh giữ: hướng tây là con bò, hướng bắc là sư tử, hướng đông là voi, hướng nam là ngựa. Giữa bốn con thú có bánh xe Phật pháp. Quốc huy của Ấn Độ được chế định theo hình tượng điêu khắc đầu sư tử trên đầu trụ đá ở vườn thánh địa Phật giáo đời vua Asoka (khoảng 324 - 187 trước CN), vương triều Maurya Dynasty nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ. Những cột đá khắc những tín điều thống trị này dùng để kỉ niệm Phật tổ Thích ca Mâu Ni lần đầu tiên truyền giáo lý đạo Phật khắp thiên hạ. Đồ án quốc huy Ấn Độ đã phản ánh Ấn Độ là một nước có nền văn minh cổ xưa và lịch sử lâu đời.
SYRIA
* Quốc kỳ: Do ba hình chữ nhật nằm ngang song song màu đỏ, trắng và đen hợp thành, giữa dải màu trắng có hai ngôi sao năm cánh màu lục. Bốn màu đỏ, trắng, đen và lục là màu sắc của Pan-Arabia. Màu đỏ trên quốc kỳ tượng trưng cho lòng dũng cảm, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và khoan hồng, độ lượng, màu đen tượng trưng cho thắng lợi mà Mohammed đã giành được, màu lục là màu tốt lành mà con cháu của Mohammed yêu thích, sao năm cánh tượng trưng cho cách mạng Ả Rập tất thắng. Năm 1958, khi Syria và Ai Cập hợp lại thành lập "Nước cộng hòa liên hợp Ả Rập", đã chế định lá cờ ba màu đỏ, trắng và đen; chính giữa nền cờ có 2 ngôi sao năm cánh màu lục. Sau đó, hình vẽ trên lá cờ ba màu nhiều lần thay đổi. Cho đến nay năm 1981, chính phủ Syria ra quyết định khôi phục lá cờ ba màu đỏ, trắng và đen, có hai ngôi sao năm cánh màu lục làm quốc kỳ.
* Quốc huy: Ở trung tâm là một con chim ưng trống, trên ức chim ưng có hình tấm khiên, hình trên mặt khiên giống như hình trên quốc kỳ. Hình tấm khiên chim ưng vốn là phù hiệu của bộ lạc Mohammed. Hàm nghĩa của hình trên tấm khiên giống với của quốc kỳ. Dưới đáy quốc huy có hai bông tiểu mạch chéo nhau, tượng trưng cho nông sản chủ yếu của nước này. Trên dải trang trí màu trắng có dòng chữ "Nước cộng hòa Ả Rập Syria" bằng tiếng Ả Rập. Quốc huy này được chế định năm 1964.
Singapore
Quốc kỳ của Singapore gồm 2 phần: nửa ở trên màu đỏ và nửa dưới màu trắng. Ngoài ra, ở nửa trên còn có thêm hình trăng lưỡi liềm và 5 ngôi sao. Mỗi một màu, một hình ảnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Màu đỏ trên lá cờ Singapore tượng trưng cho mối tình anh em giữa người với người, giữa các dân tộc trên thế giới, và sự bình đẳng của con người. Còn một cách hiểu khác đó là vì Singapore là một nước đa dân tộc (gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,... ) nên có thể hiểu màu đỏ này theo nhiều mặt: sự can đảm và dũng cảm của những người Malaysia, sự may mắn của những người Trung Quốc. Màu trắng là biểu tượng của sự trong sạch và tinh khôi vĩnh viễn, không nhơ bẩn. Trăng lưỡi liềm có nghĩa biểu trưng cho 1 quốc gia trẻ còn đang trên đường phát triển. Năm ngôi sao nhỏ gần mặt trăng tượng trưng cho năm lý tưởng của quốc gia Singapore: dân chủ, sự bình đẳng, hòa bình, phát triển và công lý.
Albania
Phù hiệu hình đại bàng đen có hai đầu gợi nhờ lại đế quốc Áo – Hung, nền cờ đỏ là cờ hiệu của Thái tử Skanderkey – vị anh hùng của cuộc khởi nghĩa chống người Thổ Nhĩ Kì. Phù hiệu bị bãi bỏ năm 1939 khi quân Ý chiếm Albania và được sử dụng lại năm 1946
Marocco
Ngôi sao màu xanh lục biểu thị màu sắc mà con cháu Muhammad yêu thích, đồng thời biểu thị lòng tin của nhân dân đối với Islam giáo năm 1915, ngôi sao này được đặt trên nền cờ đỏ được sử dụng từ ba thế kỉ trước như biểu tượng của triều đại
Afganistan
Quốc kì được thông qua năm 1992, các màu cờ là màu của phiến đá đen ( Kaaba ) ở đến thờ Makkah và màu xanh lục của Islam giáo. Huy hiệu ờ giữa gồm hình bông lúa và lưỡi liềm, phía trên đền thờ có dòng chữ…

nguyenhien
Hội viên mới
Hội viên mới

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 25/04/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết