Thổi cơm thi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thổi cơm thi
Có nhiều hình thức thổi cơm thi khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng phải đạt được là nồi cơm chín nục, chín đều, không rắn, không nát, không sống, không khê.
Thường lệ mỗi giáp của làng cử ra một đội thi. Mỗi đội 5 hoặc 10 người tùy theo các môn thi nhiều hay ít. Mỗi đội ăn mặc áo quần, dây lưng, yếm cùng màu. ở hội làng Huỳnh Cung (xã Tam Hiệp, Thanh Trì) mỗi đội 5 người: 2 trai kéo lửa, 1 trai múc nước và 2 gái thổi cơm. Còn ở làng Thị Cấm (xã Xuân Phương, Từ Liêm là 10 người: 4 người xay thóc giã gạo, 1 người dần sàng gạo, hai người kéo lửa, 1 người lấy nước, 2 người nấu cơm. Đội có cả nam nữ, tùy công việc mà đặt người. Số người gấp đôi vì có thêm phần thi xay, giã, dần sàng gạo.
Phần thổi cơm thi chia làm 3 mục:
Mục 1 - Thi chạy lấy nước. Mỗi giáp 1 người cầm bình đồng chạy xa khoảng 500m lấy nước vào bình rồi chạy về chỗ nấu cơm. Ai về trước, còn đủ nước vo gạo thổi cơm là thắng.
Mục 2 - Thi kéo lửa, hai nam dùng hai thanh dang già, gác bếp lâu ngày, cọ vào nhau cho đến khi bật lửa bén vào bùi nhùi.
Mục 3 - Thổi cơm thi, hai cô gái tiếp lửa, nhóm bếp thổi cơm. Thổi niêu đồng hoặc niêu đất. Chất đốt bằng củi nứa, nùi rơm hoặc bã mía còn tươi. Có nơi chia cho mỗi đội mấy cây mía, vừa ăn vừa lấy bã đun bếp như ở Nghĩa Đô.
Nồi cơm nào chín trước, cơm trắng, dẻo thơm là đoạt giải. Bát cơm nhất, nhì được dâng cúng thành hoàng.
Các hội làng Yên Mỹ (Thanh Trì), Đại Mỗ (Từ Liêm) cuộc thi cũng tương tự.
Có nơi bày thêm những khó khăn cho người thổi cơm. Thí dụ: Cô gái thổi cơm phải bế một đứa bé dăm bảy tháng tuổi (con người khác) dỗ sao không khóc, lại phải chăn một con cóc không cho nhảy ra ngoài vòng vôi.
Có nơi như Tây Mỗ (Từ Liêm) phải vừa đi vừa thổi. Người thi cột phía sau lưng một chiếc cần tre uốn cong sà xuống trước mặt, nồi đất thổi cơm đánh đai quang treo bằng dây kim loại, buộc vào đầu cần tre.
Vừa đi theo nhịp trống không được dừng, vừa đưa bó nứa cháy lửa vào đít nồi để cơm mau chín, chín đều. Gió tạt lửa vào mặt, vào ngực nóng ran, các cô gái đều đỏ hồng đôi má càng thêm xinh.
Đến đích, trống báo kết thúc, kiểm tra nồi cơm nào chín nục là đoạt giải.
Làng Đồng Lầm (nay là phường Phương Liên) có lệ thổi cơm thi trên thuyền ở ao làng. Ao rộng, bốn bề quẩn gió, rất khó chụm lửa, lại lo thuyền lật.
Làng Tây Tựu (Từ Liêm) hội thi thổi cơm trên thuyền chỉ khác nhau vài chi tiết nhỏ.
Làng Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) Hà Nội cũng thổi cơm thi trên thuyền. Mỗi cô dự thi tự chọn cho mình một trai làm chân sào. Nồi cơm cũng treo trên cần thả trước ngực. Ban giám khảo phát cho mỗi cô nồi, đuốc, đũa cả, diêm, gạo như nhau. Nước do các cô liệu cho. Thuyền nan dàn ngang dưới ao. Nghe 3 hồi trống lệnh, các đấu thủ mới ào xuống thuyền. Các tay sào chống cho thuyền đi theo đường đã cắm tiêu, đi chậm bị trống chỉ huy thúc. Vào khúc lượn phải vượt nhanh để tránh bị chèn. Thuyền hai người bập bênh, đu đưa rất khó đưa lửa tập trung đáy nồi. Vòng nào cũng có người ngã xuống nước, có khi lật thuyền. Phải cố giữ cho đuốc không tắt, nồi không đổ, để còn cứu thuyền, tát nước, nhảy lên tiếp tục cuộc thi.
Ai thổi chín cơm, đưa thuyền về nơi xuất phát, cắm thuyền hàng ngang, đợi Ban giám khảo đi nếm cơm từng thuyền, xếp giải nhất, nhì, ba, rồi mới được lên bờ dự lễ trao giải.
Mỗi năm tới hội rất vui các bạn ơi. nhớ về Đan Phượng quê minh ha.
Thường lệ mỗi giáp của làng cử ra một đội thi. Mỗi đội 5 hoặc 10 người tùy theo các môn thi nhiều hay ít. Mỗi đội ăn mặc áo quần, dây lưng, yếm cùng màu. ở hội làng Huỳnh Cung (xã Tam Hiệp, Thanh Trì) mỗi đội 5 người: 2 trai kéo lửa, 1 trai múc nước và 2 gái thổi cơm. Còn ở làng Thị Cấm (xã Xuân Phương, Từ Liêm là 10 người: 4 người xay thóc giã gạo, 1 người dần sàng gạo, hai người kéo lửa, 1 người lấy nước, 2 người nấu cơm. Đội có cả nam nữ, tùy công việc mà đặt người. Số người gấp đôi vì có thêm phần thi xay, giã, dần sàng gạo.
Phần thổi cơm thi chia làm 3 mục:
Mục 1 - Thi chạy lấy nước. Mỗi giáp 1 người cầm bình đồng chạy xa khoảng 500m lấy nước vào bình rồi chạy về chỗ nấu cơm. Ai về trước, còn đủ nước vo gạo thổi cơm là thắng.
Mục 2 - Thi kéo lửa, hai nam dùng hai thanh dang già, gác bếp lâu ngày, cọ vào nhau cho đến khi bật lửa bén vào bùi nhùi.
Mục 3 - Thổi cơm thi, hai cô gái tiếp lửa, nhóm bếp thổi cơm. Thổi niêu đồng hoặc niêu đất. Chất đốt bằng củi nứa, nùi rơm hoặc bã mía còn tươi. Có nơi chia cho mỗi đội mấy cây mía, vừa ăn vừa lấy bã đun bếp như ở Nghĩa Đô.
Nồi cơm nào chín trước, cơm trắng, dẻo thơm là đoạt giải. Bát cơm nhất, nhì được dâng cúng thành hoàng.
Các hội làng Yên Mỹ (Thanh Trì), Đại Mỗ (Từ Liêm) cuộc thi cũng tương tự.
Có nơi bày thêm những khó khăn cho người thổi cơm. Thí dụ: Cô gái thổi cơm phải bế một đứa bé dăm bảy tháng tuổi (con người khác) dỗ sao không khóc, lại phải chăn một con cóc không cho nhảy ra ngoài vòng vôi.
Có nơi như Tây Mỗ (Từ Liêm) phải vừa đi vừa thổi. Người thi cột phía sau lưng một chiếc cần tre uốn cong sà xuống trước mặt, nồi đất thổi cơm đánh đai quang treo bằng dây kim loại, buộc vào đầu cần tre.
Vừa đi theo nhịp trống không được dừng, vừa đưa bó nứa cháy lửa vào đít nồi để cơm mau chín, chín đều. Gió tạt lửa vào mặt, vào ngực nóng ran, các cô gái đều đỏ hồng đôi má càng thêm xinh.
Đến đích, trống báo kết thúc, kiểm tra nồi cơm nào chín nục là đoạt giải.
Làng Đồng Lầm (nay là phường Phương Liên) có lệ thổi cơm thi trên thuyền ở ao làng. Ao rộng, bốn bề quẩn gió, rất khó chụm lửa, lại lo thuyền lật.
Làng Tây Tựu (Từ Liêm) hội thi thổi cơm trên thuyền chỉ khác nhau vài chi tiết nhỏ.
Làng Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) Hà Nội cũng thổi cơm thi trên thuyền. Mỗi cô dự thi tự chọn cho mình một trai làm chân sào. Nồi cơm cũng treo trên cần thả trước ngực. Ban giám khảo phát cho mỗi cô nồi, đuốc, đũa cả, diêm, gạo như nhau. Nước do các cô liệu cho. Thuyền nan dàn ngang dưới ao. Nghe 3 hồi trống lệnh, các đấu thủ mới ào xuống thuyền. Các tay sào chống cho thuyền đi theo đường đã cắm tiêu, đi chậm bị trống chỉ huy thúc. Vào khúc lượn phải vượt nhanh để tránh bị chèn. Thuyền hai người bập bênh, đu đưa rất khó đưa lửa tập trung đáy nồi. Vòng nào cũng có người ngã xuống nước, có khi lật thuyền. Phải cố giữ cho đuốc không tắt, nồi không đổ, để còn cứu thuyền, tát nước, nhảy lên tiếp tục cuộc thi.
Ai thổi chín cơm, đưa thuyền về nơi xuất phát, cắm thuyền hàng ngang, đợi Ban giám khảo đi nếm cơm từng thuyền, xếp giải nhất, nhì, ba, rồi mới được lên bờ dự lễ trao giải.
Mỗi năm tới hội rất vui các bạn ơi. nhớ về Đan Phượng quê minh ha.
trongdoan_thanhhoai- Hội viên ưu tú
- Tổng số bài gửi : 306
Join date : 22/03/2011
Age : 38
Đến từ : Dan Phuong -Ha Noi
Similar topics
» Tình thôi xót xa
» Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi
» Kỹ năng làm chủ thời gian
» Những nghịch lý thời đại
» Thời thanh niên sôi nổi
» Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi
» Kỹ năng làm chủ thời gian
» Những nghịch lý thời đại
» Thời thanh niên sôi nổi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết