Đình Ích Vịnh và 3 Đại Vương, Hà Nội
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đình Ích Vịnh và 3 Đại Vương, Hà Nội
Làng Ích Vịnh, xã Phương Đình (Đan Phượng) có ngôi đình cổ thờ Thành hoàng làng đã có từ xa xưa. Ngôi đình tọa lạc trên mảnh đất thoáng đãng ở đầu làng. Trong đình có bài vị thần hiệu của tam vị nhiên thần, nhân dân tôn thờ là Thành hoàng làng, từ thế kỷ thứ VI.
Hiện trong đình còn lưu giữ bản “Sự tích thần linh” do Hàn Lâm viện đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Nhâm Thân 1572 cùng với 6 đạo sắc phong từ đời vua Tự Đức (1852) đến đời vua Khải Định thứ 9 (1924) phong sắc. Theo nội dung của thần phả, các vị thần được thờ đều gắn bó mật thiết với cư dân nông nghiệp cổ truyền. Đó là Quý Minh Đại vương, là em út của Tản Viên Sơn thánh; thứ hai là Thủy giang Hoàng Hiệp, còn gọi là Thần sông nước; vị thần thứ 3 là Mộc lạc Đại vương, chính là Thần cây cối. Những vị thần bảo trợ cho nhân dân cuộc sống no ấm.
Về công trạng của Quý Minh Đại vương, bản thần tích ghi rằng: Hùng Duệ vương khi đã cao tuổi, bị quân nhà Thục từ Ai Lao tiến đánh, định cướp ngôi. Ba anh em Sơn thánh vâng lệnh nhà vua, quyết phá tan quân Thục. Hiển Công (tức Quý Minh) xuất quân qua đất Phấn Lôi (Ích Vịnh ngày nay) chiêu mộ thêm quân sĩ, dân binh xung vào đội gia thần. Ngày ra quân, tiếng reo động đất, cờ xí rợp đường. Uy vũ quân ta như sấm sét, giặc dẫm đạp lên nhau thua chạy, rồi quy hàng. Hiển Công thừa thắng chi viện cho các cánh quân khác, phá tan giặc nhà Thục.
Nhà vua phong thưởng cho các vị công thần, Hiển Công được phong Quý Minh Đại vương, ông xin trở lại Phấn Lôi lập ấp..
Rồi một ngày kia, Quý Minh đang đi du ngoạn trên núi Tản, bỗng gió mưa, sấm chớp nổi lên, đất trời u ám. Một tiếng vọng lớn từ vách núi:
“Nay triệu Quý Minh về cõi thọ
Cùng lên Thiên giới họp quân thần”
Quý Minh hóa ngay thành mây gió. Nhân dân Phấn Lôi lập miếu, viết Duệ hiệu phụng thờ. Từ đấy, khi vận nước cần, dân cầu đảo đều có ứng nghiệm. Nhiều đời đế vương gia phong là Thượng đẳng phúc thần, công lao với nước, với dân sánh cùng trời, đất...
Đình Ích Vịnh còn lưu giữ được những di vật quý, có giá trị thể hiện văn hóa làng đặc sắc của cư dân nông nghiệp cổ truyền. Đó là 3 cỗ long ngai cổ đều có khắc thần hiệu. Một giá văn sơn son thếp vàng trang trí phù điêu tứ linh: Long, ly, quy, phượng. 4 đôi câu đối cổ và 2 bức hoành phi: “Ngưỡng cao sơn” và “Như thiên địa”. Cùng với bộ kiệu bát cống niên hiệu đầu đời Nguyễn (thế kỷ 18)... Những di vật trên thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là minh chứng cho lịch sử một vùng đất bãi ven sông Đáy. Đồng thời thể hiện nét tài hoa của ông cha ta cả về trí tuệ và bàn tay điêu khắc gỗ tinh xảo./.
Hiện trong đình còn lưu giữ bản “Sự tích thần linh” do Hàn Lâm viện đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Nhâm Thân 1572 cùng với 6 đạo sắc phong từ đời vua Tự Đức (1852) đến đời vua Khải Định thứ 9 (1924) phong sắc. Theo nội dung của thần phả, các vị thần được thờ đều gắn bó mật thiết với cư dân nông nghiệp cổ truyền. Đó là Quý Minh Đại vương, là em út của Tản Viên Sơn thánh; thứ hai là Thủy giang Hoàng Hiệp, còn gọi là Thần sông nước; vị thần thứ 3 là Mộc lạc Đại vương, chính là Thần cây cối. Những vị thần bảo trợ cho nhân dân cuộc sống no ấm.
Về công trạng của Quý Minh Đại vương, bản thần tích ghi rằng: Hùng Duệ vương khi đã cao tuổi, bị quân nhà Thục từ Ai Lao tiến đánh, định cướp ngôi. Ba anh em Sơn thánh vâng lệnh nhà vua, quyết phá tan quân Thục. Hiển Công (tức Quý Minh) xuất quân qua đất Phấn Lôi (Ích Vịnh ngày nay) chiêu mộ thêm quân sĩ, dân binh xung vào đội gia thần. Ngày ra quân, tiếng reo động đất, cờ xí rợp đường. Uy vũ quân ta như sấm sét, giặc dẫm đạp lên nhau thua chạy, rồi quy hàng. Hiển Công thừa thắng chi viện cho các cánh quân khác, phá tan giặc nhà Thục.
Nhà vua phong thưởng cho các vị công thần, Hiển Công được phong Quý Minh Đại vương, ông xin trở lại Phấn Lôi lập ấp..
Rồi một ngày kia, Quý Minh đang đi du ngoạn trên núi Tản, bỗng gió mưa, sấm chớp nổi lên, đất trời u ám. Một tiếng vọng lớn từ vách núi:
“Nay triệu Quý Minh về cõi thọ
Cùng lên Thiên giới họp quân thần”
Quý Minh hóa ngay thành mây gió. Nhân dân Phấn Lôi lập miếu, viết Duệ hiệu phụng thờ. Từ đấy, khi vận nước cần, dân cầu đảo đều có ứng nghiệm. Nhiều đời đế vương gia phong là Thượng đẳng phúc thần, công lao với nước, với dân sánh cùng trời, đất...
Đình Ích Vịnh còn lưu giữ được những di vật quý, có giá trị thể hiện văn hóa làng đặc sắc của cư dân nông nghiệp cổ truyền. Đó là 3 cỗ long ngai cổ đều có khắc thần hiệu. Một giá văn sơn son thếp vàng trang trí phù điêu tứ linh: Long, ly, quy, phượng. 4 đôi câu đối cổ và 2 bức hoành phi: “Ngưỡng cao sơn” và “Như thiên địa”. Cùng với bộ kiệu bát cống niên hiệu đầu đời Nguyễn (thế kỷ 18)... Những di vật trên thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là minh chứng cho lịch sử một vùng đất bãi ven sông Đáy. Đồng thời thể hiện nét tài hoa của ông cha ta cả về trí tuệ và bàn tay điêu khắc gỗ tinh xảo./.
trongdoan_thanhhoai- Hội viên ưu tú
- Tổng số bài gửi : 306
Join date : 22/03/2011
Age : 38
Đến từ : Dan Phuong -Ha Noi
Similar topics
» Đình Ích Vịnh và 3 Đại Vương, Hà Nội
» Ký ức về chính quyền Ngô Đình Diệm 6 - Số phận Ngô Đình Cẩn
» Nhớ em- Minh Vương
» em cần có anh- Vĩnh Thuyên Kim
» Thời sôi nổi của một cựu tử tù (anh hùng Lê Quang Vịnh)
» Ký ức về chính quyền Ngô Đình Diệm 6 - Số phận Ngô Đình Cẩn
» Nhớ em- Minh Vương
» em cần có anh- Vĩnh Thuyên Kim
» Thời sôi nổi của một cựu tử tù (anh hùng Lê Quang Vịnh)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết