KỈ NIỆM 57 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ( 7/5/1954 – 7/5/2011 )
Trang 1 trong tổng số 1 trang
KỈ NIỆM 57 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ( 7/5/1954 – 7/5/2011 )
********KÉO PHÁO VÀO, KÉO PHÁO RA***********
Trong một lần thăm trận địa, nhà báo Ghilanh tỏ ý lo ngại về cái thế ở dưới thấp của khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ. Ông ta ví nó như một “ sân vận động mà Việt Minh đã chiếm hết những hàng ghế bậc cao. Đáp lại, Đơ Catxtơri ngạo mạn nói: “ Được lắm! Họ từ trên cao bắn xuống chúng ta ư? Tôi sẽ đội mũ ca lo đỏ để cho họ nhìn rõ tôi hơn”.
Lời thách thức của Đơ Catxtơri được trả lời bằng một trận pháo kích của quân ta lúc 17 giờ 5 phút ngày 13/3 mở màn chiến dịch Điện Biên.Hạ sĩ Kubiăc sống sót sau trận Him Lam kể rằng: “ trận pháo kích dữ dội quá làm người ta tưởng ngày tận thế đã đến, dường như cả cứ điểm Bêatơrixơ đã bay đi thành những làn bụi. Quanh ta đất đá bị cày tung lên, đây đó đầy những người bị thương và nằm chết la liệt. Tất cả đều kinh ngạc và tự hỏi nhau không biết Việt minh lấy ở đâu ra nhiều pháo thế, họ đưa pháo bằng cách mào lên tận lưng chừng các mỏm núi cao này?”.
Kẻ địch làm sao hiểu nổi điều kì diệu của việc kéo pháo vào trận Điện Biên Phủ!
Bộ chỉ huy quyết định đưa pháo lớn lên chiếm lĩnh trận địa bắn thẳng vào đầu giặc. Làm sao đưa pháo lên mỏm núi cao? Chỉ có một cách là dùng sức người để kéo những khối sắt nặng hàng tấn vượt qua núi cao, vực thẳm để đúng giờ quy định nổ súng, lucq đầu dự kiến 16 giờ ngày 20/1/1954.
Trung tuần tháng Giêng năm 1954, thế bao vây của quân ta tại mặt trận Điện Biên Phủ hình thành. Các đơn vị bộ binh tiến gần vào quân địch một cách tương đối nhẹ nhàng. Riêng his trung đoàn lựu pháo 105ly và pháo cao xạ 37 li lần đầu ra trận, đ4 gặp rất nhiều khó khăn. Chặng đường cuối cùng từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ dài 80 km, xe không đi được. Đây là con đường trước kia chỉ dùng xe ngựa và đã bị bỏ từ lâu. Các chiến sĩ công binh nhận lệnh mở rộng mặt đường ra 5 m để xe kéo pháo vào. Công việc này được gọi là “ mở đường thắng lợi”. Các chiến sĩ đã mất 11 ngày để phá và gọt 2 vạn mét khối sườn núi đá. Mặt đường đã tạm mở rộng nhưng họ phải tốn nhiều công sức để sửa chửa, chống lún, chống lầy.
Không thể tiếp tục cho xe kéo pháo theo đường cái đến gàn đòn địch để giữ yếu tố bất ngờ.
Bộ chỉ huy quyết định cho xe léo phái dừng lại cách cứ điểm địch 10 km.Từ đây những khẩu pháo sẽ được sức người kéo qua đỉnh núi Pha Sông, vượt qua những rặng núi cao trùng điệp đến ngồi trên đầu kẻ địch chờ giờ khạc đạn.
Năm ngàn chiến sĩ được huy động vào việc làm đường kéo pháo. Con đường đài trên 15 km, nằm trong tầm pháo của địch, phải làm hết sức bí mật. Đường xong đến đâu, ngụy trang đến đó. Các chiến sĩ nhận được lệnh phài hoàn thành torng một ngày mọt đêm.
Những khẩu pháo nặng mỗi khẩu hai tấn rưỡi bắt đầu được các chiến sĩ kéo vào trận địa. Đường kéo pháo qua nhiều đèo dốc, những đèo cao từ 600m đến trên 1000m, độ dốc trung bình 30-40 độ, có chồ lên tới 60 độ. Địa hình nhiều nơi rất hiểm trở, một bên là thành vại, một bên là vực sâu. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng làm khẩu pháo lật nghiêng lăn nhào xuống vực.
Hàng ngàn người suốt hai đêm một ngày, chì đưa được tám khẩu pháo khỏi cửa rừng được một cây số. Theo kế hoạch các khẩu pháo sau 3 ngày phải vượt quãng đường đài trên 15 cây số vào tới trận địa.
Cuộc kéo pháo gian khổ tới ngày thứ chín. Mộ số khẩu pháo đầu tiên đã kéo vào trận địa, ngày dự định mở cuộc tiến công đã tới. Song để thực hiện phương châm “ đánh phải chắc thắng” , suy đi tính lại, bộ chỉ huy quyết định : tạm hoãn tấn công, tiến hành đánh địch theo cách đánh mới. Ngay buồi chiều hôm đó, chính ủy đại đoàn pháo binh Phạm Ngọc Mậu được lệnh trực tiếp của đại tướng Võ Nguyên Giáp phải chuyển pháo ra khỏi trận địa trở về vị trí an toàn, tiếp tục chuẩn bị. Trận chiến đấu “ kéo pháo vào kéo pháo ra”, đã xuất hiện bao nhiêu tấm gương dũng cảm, tiêu biểu là Tô Vĩnh Diệm lấy thân mình chèn pháo.
Khó khăn khi kéo pháo ra đâu có khác gì khi kéo pháo vào. Kéo ra, mọi công việc ngược lại tất cả. Dốc “ bảy tời”, trước đây chỉ có đưa pháo lên nay phải tử tử nhả dây dòng pháo xuống. “ Vực sâu sườn chuối” hôm nào chỉ có ghìm dây thả pháo thì nay cong lưng đẩy ngược pháo lên… và bom rơi đạn nổ, đoàn người anh dũng vẫn bám chắc đây pháo vì thắng lợi cuối cùng.
( Nguyễn Thị Côi – dựa theo Con ngựa sang sông và Vài hồi ức về Điện Biên Phủ)
HÒ KÉO PHÁO
Sáng tác: Hoàng Vân
Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù Hai ba nào! Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Gà rừng gáy trên nương rồi dấn bước ta đi lên nào Kéo pháo ta sang qua đèo trước khi trời hửng sáng Hai ba nào! Sắp tới nơi còn một đợt nữa thôi Vai ướt đẫm sương đêm cùng mồ hôi Tới đích rồi Đồng chí pháo binh ơi! Mai đây nghe pháo gầm vang dậy cùng bộ binh đánh tan đồn thù Lòng quyết tâm sắt gang nào bằng hò dô Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù Hai ba nào! Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dù lửa nóng trong bom đạn bốc cháy chung quanh ta rồi Bám chắc tay không buông rời quyết tâm bảo vệ pháo Hai ba nào! Kéo pháo lên trận địa của chúng ta Tin chắc thắng ta tin tưởng ở ta Tới đích rồi Đồng chí pháo binh ơi! Vinh quang thay sức người lao động Hò dô ta pháo ta vượt đèo thề quyết tâm bắn tan đồn thù hò dô
Các bạn có thể xem phim tư liệu theo link này:
http://www1.vtc.com.vn/view/5/67082/phim_tai_lieu__chien_thang_dien_bien_phu_va_quyet_dinh_sang_suot.aspx#/
Trong một lần thăm trận địa, nhà báo Ghilanh tỏ ý lo ngại về cái thế ở dưới thấp của khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ. Ông ta ví nó như một “ sân vận động mà Việt Minh đã chiếm hết những hàng ghế bậc cao. Đáp lại, Đơ Catxtơri ngạo mạn nói: “ Được lắm! Họ từ trên cao bắn xuống chúng ta ư? Tôi sẽ đội mũ ca lo đỏ để cho họ nhìn rõ tôi hơn”.
Lời thách thức của Đơ Catxtơri được trả lời bằng một trận pháo kích của quân ta lúc 17 giờ 5 phút ngày 13/3 mở màn chiến dịch Điện Biên.Hạ sĩ Kubiăc sống sót sau trận Him Lam kể rằng: “ trận pháo kích dữ dội quá làm người ta tưởng ngày tận thế đã đến, dường như cả cứ điểm Bêatơrixơ đã bay đi thành những làn bụi. Quanh ta đất đá bị cày tung lên, đây đó đầy những người bị thương và nằm chết la liệt. Tất cả đều kinh ngạc và tự hỏi nhau không biết Việt minh lấy ở đâu ra nhiều pháo thế, họ đưa pháo bằng cách mào lên tận lưng chừng các mỏm núi cao này?”.
Kẻ địch làm sao hiểu nổi điều kì diệu của việc kéo pháo vào trận Điện Biên Phủ!
Bộ chỉ huy quyết định đưa pháo lớn lên chiếm lĩnh trận địa bắn thẳng vào đầu giặc. Làm sao đưa pháo lên mỏm núi cao? Chỉ có một cách là dùng sức người để kéo những khối sắt nặng hàng tấn vượt qua núi cao, vực thẳm để đúng giờ quy định nổ súng, lucq đầu dự kiến 16 giờ ngày 20/1/1954.
Trung tuần tháng Giêng năm 1954, thế bao vây của quân ta tại mặt trận Điện Biên Phủ hình thành. Các đơn vị bộ binh tiến gần vào quân địch một cách tương đối nhẹ nhàng. Riêng his trung đoàn lựu pháo 105ly và pháo cao xạ 37 li lần đầu ra trận, đ4 gặp rất nhiều khó khăn. Chặng đường cuối cùng từ Tuần Giáo tới Điện Biên Phủ dài 80 km, xe không đi được. Đây là con đường trước kia chỉ dùng xe ngựa và đã bị bỏ từ lâu. Các chiến sĩ công binh nhận lệnh mở rộng mặt đường ra 5 m để xe kéo pháo vào. Công việc này được gọi là “ mở đường thắng lợi”. Các chiến sĩ đã mất 11 ngày để phá và gọt 2 vạn mét khối sườn núi đá. Mặt đường đã tạm mở rộng nhưng họ phải tốn nhiều công sức để sửa chửa, chống lún, chống lầy.
Không thể tiếp tục cho xe kéo pháo theo đường cái đến gàn đòn địch để giữ yếu tố bất ngờ.
Bộ chỉ huy quyết định cho xe léo phái dừng lại cách cứ điểm địch 10 km.Từ đây những khẩu pháo sẽ được sức người kéo qua đỉnh núi Pha Sông, vượt qua những rặng núi cao trùng điệp đến ngồi trên đầu kẻ địch chờ giờ khạc đạn.
Năm ngàn chiến sĩ được huy động vào việc làm đường kéo pháo. Con đường đài trên 15 km, nằm trong tầm pháo của địch, phải làm hết sức bí mật. Đường xong đến đâu, ngụy trang đến đó. Các chiến sĩ nhận được lệnh phài hoàn thành torng một ngày mọt đêm.
Những khẩu pháo nặng mỗi khẩu hai tấn rưỡi bắt đầu được các chiến sĩ kéo vào trận địa. Đường kéo pháo qua nhiều đèo dốc, những đèo cao từ 600m đến trên 1000m, độ dốc trung bình 30-40 độ, có chồ lên tới 60 độ. Địa hình nhiều nơi rất hiểm trở, một bên là thành vại, một bên là vực sâu. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng làm khẩu pháo lật nghiêng lăn nhào xuống vực.
Hàng ngàn người suốt hai đêm một ngày, chì đưa được tám khẩu pháo khỏi cửa rừng được một cây số. Theo kế hoạch các khẩu pháo sau 3 ngày phải vượt quãng đường đài trên 15 cây số vào tới trận địa.
Cuộc kéo pháo gian khổ tới ngày thứ chín. Mộ số khẩu pháo đầu tiên đã kéo vào trận địa, ngày dự định mở cuộc tiến công đã tới. Song để thực hiện phương châm “ đánh phải chắc thắng” , suy đi tính lại, bộ chỉ huy quyết định : tạm hoãn tấn công, tiến hành đánh địch theo cách đánh mới. Ngay buồi chiều hôm đó, chính ủy đại đoàn pháo binh Phạm Ngọc Mậu được lệnh trực tiếp của đại tướng Võ Nguyên Giáp phải chuyển pháo ra khỏi trận địa trở về vị trí an toàn, tiếp tục chuẩn bị. Trận chiến đấu “ kéo pháo vào kéo pháo ra”, đã xuất hiện bao nhiêu tấm gương dũng cảm, tiêu biểu là Tô Vĩnh Diệm lấy thân mình chèn pháo.
Khó khăn khi kéo pháo ra đâu có khác gì khi kéo pháo vào. Kéo ra, mọi công việc ngược lại tất cả. Dốc “ bảy tời”, trước đây chỉ có đưa pháo lên nay phải tử tử nhả dây dòng pháo xuống. “ Vực sâu sườn chuối” hôm nào chỉ có ghìm dây thả pháo thì nay cong lưng đẩy ngược pháo lên… và bom rơi đạn nổ, đoàn người anh dũng vẫn bám chắc đây pháo vì thắng lợi cuối cùng.
( Nguyễn Thị Côi – dựa theo Con ngựa sang sông và Vài hồi ức về Điện Biên Phủ)
HÒ KÉO PHÁO
Sáng tác: Hoàng Vân
Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù Hai ba nào! Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Gà rừng gáy trên nương rồi dấn bước ta đi lên nào Kéo pháo ta sang qua đèo trước khi trời hửng sáng Hai ba nào! Sắp tới nơi còn một đợt nữa thôi Vai ướt đẫm sương đêm cùng mồ hôi Tới đích rồi Đồng chí pháo binh ơi! Mai đây nghe pháo gầm vang dậy cùng bộ binh đánh tan đồn thù Lòng quyết tâm sắt gang nào bằng hò dô Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù Hai ba nào! Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dù lửa nóng trong bom đạn bốc cháy chung quanh ta rồi Bám chắc tay không buông rời quyết tâm bảo vệ pháo Hai ba nào! Kéo pháo lên trận địa của chúng ta Tin chắc thắng ta tin tưởng ở ta Tới đích rồi Đồng chí pháo binh ơi! Vinh quang thay sức người lao động Hò dô ta pháo ta vượt đèo thề quyết tâm bắn tan đồn thù hò dô
Các bạn có thể xem phim tư liệu theo link này:
http://www1.vtc.com.vn/view/5/67082/phim_tai_lieu__chien_thang_dien_bien_phu_va_quyet_dinh_sang_suot.aspx#/
nguyenhien- Hội viên mới
- Tổng số bài gửi : 4
Join date : 25/04/2011
Similar topics
» Niềm Tin Chiến Thắng
» 13 tỉnh thành tại việt nam cùng tham gia chiến dịch toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org năm 2011
» Clip cảm động về nghị lực chiến thắng bản thân
» Người ta lớn không phải vì chiến thắng
» CHIẾN DỊCH TOÀN CẦU CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 350.ORG TẠI VIỆT NAM
» 13 tỉnh thành tại việt nam cùng tham gia chiến dịch toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org năm 2011
» Clip cảm động về nghị lực chiến thắng bản thân
» Người ta lớn không phải vì chiến thắng
» CHIẾN DỊCH TOÀN CẦU CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 350.ORG TẠI VIỆT NAM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết