Ba ơi, mình đi đâu?
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ba ơi, mình đi đâu?
Mình vừa đọc xong cuốn tiểu thuyết Ba ơi, mình đi đâu? của Jean-Louis Fournier. Ngắn thôi nhưng vô cùng cảm động, nên mình quyết định viết cảm nhận về cuốn sách này, để chia sẻ cho mọi người. Đây là bài cảm nhận văn học đầu tiên mình viết sau khi đọc sách.
“Nếu một đứa trẻ ra đời là một điều kì diệu, thì một đứa trẻ tật nguyền ra đời lại là một điều kì diệu ngược lại”
Đối với cha mẹ, sinh được một đứa con trọn vẹn là niềm hạnh phúc còn to lớn hơn tất cả. Đứa trẻ là hồng ân của Chúa, vô cùng thiêng liêng và quý giá! Nhưng sinh ra một đứa con tật nguyền thì thật là một sự trừng phạt. Ngày nó sinh ra đối với cha mẹ nó là ngày tận thế. Tác giả thì có đến hai ngày tận thế.
Xin nói trước để không xúc phạm những đứa trẻ được sinh ra mà thiếu mất một cánh tay, một bàn chân hay mang trong mình một bộ phận yếu mệt (và cha mẹ chúng), bởi những đứa trẻ như thế vẫn có thể sống, mỉm cười và vẫn biết cảm nhận niềm hạnh phúc được sống. Tật nguyền trong câu chuyện này là vĩnh viễn không ý thức được hiện tại và tương lai của mình, không biết chùi nước dãi, không bao giờ có thói quen vì sẽ quên hết tất cả bài học cài nút áo cới dây giày vào ngày hôm sau, không cảm nhận được âm nhạc vì tai không có khả năng nghe, vĩnh viễn không biết đọc, không biết viết, không biết cảm nhận thiên nhiên tươi đẹp vì mắt yếu và vì “não có rơm”, thậm chí không nhìn thấy cả bầu trời vì lưng lúc nào cũng còng chúi mặt xuống đất. Học vấn và tình yêu mãi mãi là điều quá xa xỉ. Mathieu không nói gì, Thomas chỉ nói mỗi câu “Ba ơi, mình đi đâu?”
“Một người cha có con tật nguyền phải mang một gương mặt rầu rĩ… Còn khi anh ta có tới hai đứa con tật nguyền, thì mọi thứ đều tăng gấp đôi, anh ta phải tỏ vẻ bất hạnh gấp hai lần”
Có lẽ vì vậy cho nên không cha mẹ nào đủ tình thương với chúng đến mức mong được sinh chúng ra đời. Đối với Fournier, chúng là “nỗi tủi hổ của rừng rậm”. Vì là cha, ông cho phép mình chế nhạo chúng, chế nhạo bệnh trạng, hình dáng, hành động và tương lai của chúng. Vì là nhà văn trào phúng, ông cho phép người đọc cười trên cuộc sống của ông và hai đứa trẻ. Nhưng mình không cảm nhận trong đó sự tàn nhẫn vô tâm, có chăng là sự thất vọng khi sinh ra những đứa trẻ bất hạnh và nhìn thấy mọi nỗ lực giúp chúng phát triển hoàn toàn không đem lại kết quả. Chỉ là, một người cha đang cười khẩy tự nhạo báng bản thân khi nhận ra chính mình là người đem đến đau khổ bất hạnh cho con. Đôi khi sự thất vọng mệt mỏi khiến ông có những suy nghĩ muốn quăng con ra cửa số hay để con đi lạc, nhưng ông vẫn quan tâm chăm sóc chúng bằng tình yêu từ tận đáy lòng của một người cha.
Đó không chỉ là những hành động mang tính đối phó để hoàn thành trách nhiệm của một công dân trong xã hội đề cao nhân bản, mà thật sự là một sự cố gắng không ngừng nghỉ, không bao giờ niềm hy vọng mong hai con khỏe mạnh bị dập tắt. Đối với Fournier, hai con “không hoàn toàn tỉnh táo, lúc nào cũng dễ thương và tình cảm”. Ông đưa con đi ngắm cảnh, đi du lịch, ông cho con nghe thứ nhạc “giúp chúng ta sống qua những buổi sáng buồn bã” của Bach và Mozart, mua sách cho con đọc, mua xe xịn chở con được người đời, một lần, ghen tị ngưỡng mộ… Ông có thể không hạnh phúc vì có đến hai người con tật nguyền, nhưng ông thật sự yêu con vì chính những gì chúng có, “thích những nét nghuệch ngoạc dị hình và không đọc nổi của Thomas” và tức giận vì cô giáo ở trại hè viết vào thiệp mà nó viết cho cha, hạnh phúc khi lần đầu thấy con biết “nói dối” để khỏi bị cha bế ra biển. Thậm chí khi con cầm cuốn sách ngược để đọc, cũng khiến ông cảm thấy xúc động nghẹn ngào.
Cũng như bao người cha khác, Lournier khao khát được dẫn dắt con đi qua mọi chông gai trên cuộc đời. Ông độc thoại khi ngồi với hai con trong xe về thi cử, bạn gái, về thể thao, về nghề nghiệp tương lai, rồi tự huyễn hoặc những viễn cảnh tối tăm nếu con bình thường như bao con người khác con sẽ vào tù sẽ ly dị… rồi thở phào vì đã may mắn tránh được một tấn thảm kịch đó. Đó là những dòng khiến người đọc phải bật cười, phải bật khóc, và nhanh chóng gạt đi giọt nước mắt đang chực chảy để cười tiếp khi lật sang trang mới.
Các nhà văn trào phúng dễ làm người ta cười trên nỗi đau. Rồi đôi khi mình tự giận bản thân vì đã cười cợt trên những sự thể không được phép cười như vậy.
Một đoạn mình thích trong cuốn này:
“Alô, chào Thomas, ba đang ở đầu dây đây”
Một sự im lặng khùng khiếp.
Tôi nghe thấy một tiếng thở mạnh khó nhọc, rồi giọng của cô phụ trách:
“Con nghe thấy không, Thomas? Là ba con đấy.
- Chào Thomas, con nhận ra ba không? Ba đây, con khỏe không, Thomas?”
Im lặng. Chỉ có tiếng thở khó nhọc… Cuối cùng Thomas cũng nói. Từ ngày vỡ giọng, tiếng thằng bé rất to.
“Ba ơi, mình đi đâu?”
Nó đã nhận ra tôi. Chúng tôi có thể tiếp tục trò chuyện.
“Con khỏe không, Thomas?”
- Ba ơi, mình đi đâu?
- Con đã vẽ những bức tranh rất đẹp, tặng ba, tặng mẹ, tặng Marie em gái con phải không?”
Im lặng, chỉ có tiếng thở khó nhọc.
“Chúng ta về nhà à?”
- Con đã vẽ những bức tranh rất đẹp phải không?
- Khoai tai chiên khoai tai chiên khoai tai chiên!
- Con đã ăn khoai tây chiên à, có ngon không?… Con muốn ăn khoai tây chiên sao?”
Im lặng…
- Con hôn ba à? Con nói tạm biệt với ba à? Con hôn ba à?”
Im lặng.
Tôi nghe tiếng điện thoại lơ lửng giữa khoảng không, những giọng nói ở xa xa. Một lần nữa, lại là cô phụ trách nghe máy, cô báo cho tôi là Thomas đã buông máy, nó đã đi chỗ khác.
Tôi gác máy.
Chúng tôi đã trao đổi những tin quan trọng”
Có cảm xúc với cuốn này nhiều một phần cũng vì nó làm mình nhớ ông chú trong xóm. Đầu chú cũng hình dạng không bình thường, lưng luôn khòm và lúc nào cũng ngồi trên một cái ghế được thiết kế riêng. Hồi còn đi học mẫu giáo mỗi lần đi qua chú rất sợ. Cám ơn tác giả vì đã làm mình nhớ đến chú ấy.
Và cậu mình, một người mắc bệnh down, đã mất hơn chục năm trước. Yêu cậu rất nhiều, cậu Tâm ♥
Mình mong tất cả những người này đã không may mắn được sinh ra thì hãy may mắn được lên Thiên Đàng.
Pin cụt (bài viết tham gia event “Viết cảm nhận hay, Kindle trao tay“)
“Nếu một đứa trẻ ra đời là một điều kì diệu, thì một đứa trẻ tật nguyền ra đời lại là một điều kì diệu ngược lại”
Đối với cha mẹ, sinh được một đứa con trọn vẹn là niềm hạnh phúc còn to lớn hơn tất cả. Đứa trẻ là hồng ân của Chúa, vô cùng thiêng liêng và quý giá! Nhưng sinh ra một đứa con tật nguyền thì thật là một sự trừng phạt. Ngày nó sinh ra đối với cha mẹ nó là ngày tận thế. Tác giả thì có đến hai ngày tận thế.
Xin nói trước để không xúc phạm những đứa trẻ được sinh ra mà thiếu mất một cánh tay, một bàn chân hay mang trong mình một bộ phận yếu mệt (và cha mẹ chúng), bởi những đứa trẻ như thế vẫn có thể sống, mỉm cười và vẫn biết cảm nhận niềm hạnh phúc được sống. Tật nguyền trong câu chuyện này là vĩnh viễn không ý thức được hiện tại và tương lai của mình, không biết chùi nước dãi, không bao giờ có thói quen vì sẽ quên hết tất cả bài học cài nút áo cới dây giày vào ngày hôm sau, không cảm nhận được âm nhạc vì tai không có khả năng nghe, vĩnh viễn không biết đọc, không biết viết, không biết cảm nhận thiên nhiên tươi đẹp vì mắt yếu và vì “não có rơm”, thậm chí không nhìn thấy cả bầu trời vì lưng lúc nào cũng còng chúi mặt xuống đất. Học vấn và tình yêu mãi mãi là điều quá xa xỉ. Mathieu không nói gì, Thomas chỉ nói mỗi câu “Ba ơi, mình đi đâu?”
“Một người cha có con tật nguyền phải mang một gương mặt rầu rĩ… Còn khi anh ta có tới hai đứa con tật nguyền, thì mọi thứ đều tăng gấp đôi, anh ta phải tỏ vẻ bất hạnh gấp hai lần”
Có lẽ vì vậy cho nên không cha mẹ nào đủ tình thương với chúng đến mức mong được sinh chúng ra đời. Đối với Fournier, chúng là “nỗi tủi hổ của rừng rậm”. Vì là cha, ông cho phép mình chế nhạo chúng, chế nhạo bệnh trạng, hình dáng, hành động và tương lai của chúng. Vì là nhà văn trào phúng, ông cho phép người đọc cười trên cuộc sống của ông và hai đứa trẻ. Nhưng mình không cảm nhận trong đó sự tàn nhẫn vô tâm, có chăng là sự thất vọng khi sinh ra những đứa trẻ bất hạnh và nhìn thấy mọi nỗ lực giúp chúng phát triển hoàn toàn không đem lại kết quả. Chỉ là, một người cha đang cười khẩy tự nhạo báng bản thân khi nhận ra chính mình là người đem đến đau khổ bất hạnh cho con. Đôi khi sự thất vọng mệt mỏi khiến ông có những suy nghĩ muốn quăng con ra cửa số hay để con đi lạc, nhưng ông vẫn quan tâm chăm sóc chúng bằng tình yêu từ tận đáy lòng của một người cha.
Đó không chỉ là những hành động mang tính đối phó để hoàn thành trách nhiệm của một công dân trong xã hội đề cao nhân bản, mà thật sự là một sự cố gắng không ngừng nghỉ, không bao giờ niềm hy vọng mong hai con khỏe mạnh bị dập tắt. Đối với Fournier, hai con “không hoàn toàn tỉnh táo, lúc nào cũng dễ thương và tình cảm”. Ông đưa con đi ngắm cảnh, đi du lịch, ông cho con nghe thứ nhạc “giúp chúng ta sống qua những buổi sáng buồn bã” của Bach và Mozart, mua sách cho con đọc, mua xe xịn chở con được người đời, một lần, ghen tị ngưỡng mộ… Ông có thể không hạnh phúc vì có đến hai người con tật nguyền, nhưng ông thật sự yêu con vì chính những gì chúng có, “thích những nét nghuệch ngoạc dị hình và không đọc nổi của Thomas” và tức giận vì cô giáo ở trại hè viết vào thiệp mà nó viết cho cha, hạnh phúc khi lần đầu thấy con biết “nói dối” để khỏi bị cha bế ra biển. Thậm chí khi con cầm cuốn sách ngược để đọc, cũng khiến ông cảm thấy xúc động nghẹn ngào.
Cũng như bao người cha khác, Lournier khao khát được dẫn dắt con đi qua mọi chông gai trên cuộc đời. Ông độc thoại khi ngồi với hai con trong xe về thi cử, bạn gái, về thể thao, về nghề nghiệp tương lai, rồi tự huyễn hoặc những viễn cảnh tối tăm nếu con bình thường như bao con người khác con sẽ vào tù sẽ ly dị… rồi thở phào vì đã may mắn tránh được một tấn thảm kịch đó. Đó là những dòng khiến người đọc phải bật cười, phải bật khóc, và nhanh chóng gạt đi giọt nước mắt đang chực chảy để cười tiếp khi lật sang trang mới.
Các nhà văn trào phúng dễ làm người ta cười trên nỗi đau. Rồi đôi khi mình tự giận bản thân vì đã cười cợt trên những sự thể không được phép cười như vậy.
Một đoạn mình thích trong cuốn này:
“Alô, chào Thomas, ba đang ở đầu dây đây”
Một sự im lặng khùng khiếp.
Tôi nghe thấy một tiếng thở mạnh khó nhọc, rồi giọng của cô phụ trách:
“Con nghe thấy không, Thomas? Là ba con đấy.
- Chào Thomas, con nhận ra ba không? Ba đây, con khỏe không, Thomas?”
Im lặng. Chỉ có tiếng thở khó nhọc… Cuối cùng Thomas cũng nói. Từ ngày vỡ giọng, tiếng thằng bé rất to.
“Ba ơi, mình đi đâu?”
Nó đã nhận ra tôi. Chúng tôi có thể tiếp tục trò chuyện.
“Con khỏe không, Thomas?”
- Ba ơi, mình đi đâu?
- Con đã vẽ những bức tranh rất đẹp, tặng ba, tặng mẹ, tặng Marie em gái con phải không?”
Im lặng, chỉ có tiếng thở khó nhọc.
“Chúng ta về nhà à?”
- Con đã vẽ những bức tranh rất đẹp phải không?
- Khoai tai chiên khoai tai chiên khoai tai chiên!
- Con đã ăn khoai tây chiên à, có ngon không?… Con muốn ăn khoai tây chiên sao?”
Im lặng…
- Con hôn ba à? Con nói tạm biệt với ba à? Con hôn ba à?”
Im lặng.
Tôi nghe tiếng điện thoại lơ lửng giữa khoảng không, những giọng nói ở xa xa. Một lần nữa, lại là cô phụ trách nghe máy, cô báo cho tôi là Thomas đã buông máy, nó đã đi chỗ khác.
Tôi gác máy.
Chúng tôi đã trao đổi những tin quan trọng”
Có cảm xúc với cuốn này nhiều một phần cũng vì nó làm mình nhớ ông chú trong xóm. Đầu chú cũng hình dạng không bình thường, lưng luôn khòm và lúc nào cũng ngồi trên một cái ghế được thiết kế riêng. Hồi còn đi học mẫu giáo mỗi lần đi qua chú rất sợ. Cám ơn tác giả vì đã làm mình nhớ đến chú ấy.
Và cậu mình, một người mắc bệnh down, đã mất hơn chục năm trước. Yêu cậu rất nhiều, cậu Tâm ♥
Mình mong tất cả những người này đã không may mắn được sinh ra thì hãy may mắn được lên Thiên Đàng.
Pin cụt (bài viết tham gia event “Viết cảm nhận hay, Kindle trao tay“)
Re: Ba ơi, mình đi đâu?
cong nhan e be cua a viet bai cam nhan taht hay, a muon doc cuon sach nay qua. anh van chua doc ma
trongdoan_thanhhoai- Hội viên ưu tú
- Tổng số bài gửi : 306
Join date : 22/03/2011
Age : 38
Đến từ : Dan Phuong -Ha Noi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết