Phố Hàng Bồ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phố Hàng Bồ
Phố Hàng Bồ đi từ phố Hàng Ngang đến phố Hàng Thiếc. Đây nguyên là đất thôn Xuân Yên (đoạn phía đông) và thôn Nhân Nội (đoạn phía tây) vốn thuộc tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương cũ. Dấu vết hai làng này là những ngôi đình cổ còn sót đến nay: đình Xuân Yên ở số 6 Lương Văn Can và đền Nhân Nội ở 84A Hàng Bồ.
Thực ra đoạn đầu phố chỗ tiếp giáp Hàng Đào, Hàng Ngang thời thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Dép. Ở đây tập trung các cửa hàng bán guốc dép. Từ thế kỷ 19 đến vài thập kỷ đầu thế kỷ 20 có nhiều nhà đan bồ nứa, vào dịp Tết thì bồ chất đầy phố, kẻ mua người bán tấp nập, vì dân các tỉnh về Hà Nội mua cất hàng, cần có bồ để đóng. Khoảng thập niên 1920, còn hai nhà đan bồ: ông Sáu Bồ ở số 35 và một nhà bên số chẵn gần đền Nhân Nội (số 84A).
Sau đó hàng bồ lùi vào các chợ, nhà hàng nhường cho các hoạt động kinh doanh khác. Đặc biệt từ năm 1925, ở giữa phố nổi lên một ngôi đình của các thợ kim hoàn Định Công dựng để thờ tổ nghề: nhà số 51. Nhưng đến thập kỷ 30 thì các thợ vàng bạc rút về làng, bán đình cho ông Phạm Lê Bổng. Ông này xây nhà ba tầng làm cửa hàng. Nay là trụ sở Báo Lao động. Ông còn có ngôi nhà số 44, lấy làm trụ sở hai tờ báo của chính ông, một tờ chữ Pháp xuất bản năm 1932 cho tới tận 1945 là tờ Patrie annamite (Tổ quốc Việt Nam) và tờ tiếng Việt là Nam Cường xuất bản từ 1936 đến 1939. Nhà báo Tiêu Lang Nguyễn Đức Bính là trụ cột ở hai báo này.
Nói đến báo thì cũng nói ngay đến sách. Phố Hàng Bồ ngoài nhà in Kim Đức Giang, còn có một nhà in kiêm xuất bản: đó là nhà in Hồng Khê và nhà xuất bản Lê Cường ở số nhà 75. Nhà in này ban đầu là in toa thuốc, bao bì, sách giới thiệu hàng của nhà thuốc Hồng Khê, sau phát triển xuất bản các sách văn học, tiểu thuyết, nghiên cứu.
Một nét đặc biệt của phố này thời trước năm 1945 là cứ khoảng gần Tết Nguyên đán là trên vỉa hè nhiều ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ viết chữ, bán cho dân treo ngày Tết. Các ông đồ trải chiếu ngồi dưới mái hiên mấy cửa hàng lớn chuyên bán buôn (ít khách ra vào), treo lên tường những câu đối viết sẵn, những đôi liễn hoa tiên, dưới chiếu bày chậu mực, ống bút và cả tập giấy màu. Cả Hà Nội chỉ phố này là có ông đồ bán chữ. Có lẽ do ở đây vốn có những hiệu người Hoa bán bút mực và các loại giấy màu nhập từ Hồng Công.
Đối với lịch sử kháng chiến, một sự kiện đáng nhớ là cuối năm 1946, sau 19 ngày đêm chống Pháp, các lực lượng quân sự của Liên Khu 1 như Vệ quốc đoàn, Tự vệ thành, Công an xung phong… đã được thống nhất thành Trung đoàn Liên khu 1. Lễ ra mắt Trung đoàn ở ngôi nhà 51 Hàng Bồ vào sáng 6-1-1947. Bảy ngày sau, Trung đoàn được Hội nghị Quân sự toàn quốc tặng danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô.
Hàng Bồ ngày nay thay đổi nhiều, đại bộ phận là nhà cao tầng, kinh doanh nhiều mặt hàng hơn xưa, duy chỉ có… bồ là không có bán!
NGUYỄN VINH PHÚC
(Nhà Hà Nội học)
Thực ra đoạn đầu phố chỗ tiếp giáp Hàng Đào, Hàng Ngang thời thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Dép. Ở đây tập trung các cửa hàng bán guốc dép. Từ thế kỷ 19 đến vài thập kỷ đầu thế kỷ 20 có nhiều nhà đan bồ nứa, vào dịp Tết thì bồ chất đầy phố, kẻ mua người bán tấp nập, vì dân các tỉnh về Hà Nội mua cất hàng, cần có bồ để đóng. Khoảng thập niên 1920, còn hai nhà đan bồ: ông Sáu Bồ ở số 35 và một nhà bên số chẵn gần đền Nhân Nội (số 84A).
Sau đó hàng bồ lùi vào các chợ, nhà hàng nhường cho các hoạt động kinh doanh khác. Đặc biệt từ năm 1925, ở giữa phố nổi lên một ngôi đình của các thợ kim hoàn Định Công dựng để thờ tổ nghề: nhà số 51. Nhưng đến thập kỷ 30 thì các thợ vàng bạc rút về làng, bán đình cho ông Phạm Lê Bổng. Ông này xây nhà ba tầng làm cửa hàng. Nay là trụ sở Báo Lao động. Ông còn có ngôi nhà số 44, lấy làm trụ sở hai tờ báo của chính ông, một tờ chữ Pháp xuất bản năm 1932 cho tới tận 1945 là tờ Patrie annamite (Tổ quốc Việt Nam) và tờ tiếng Việt là Nam Cường xuất bản từ 1936 đến 1939. Nhà báo Tiêu Lang Nguyễn Đức Bính là trụ cột ở hai báo này.
Nói đến báo thì cũng nói ngay đến sách. Phố Hàng Bồ ngoài nhà in Kim Đức Giang, còn có một nhà in kiêm xuất bản: đó là nhà in Hồng Khê và nhà xuất bản Lê Cường ở số nhà 75. Nhà in này ban đầu là in toa thuốc, bao bì, sách giới thiệu hàng của nhà thuốc Hồng Khê, sau phát triển xuất bản các sách văn học, tiểu thuyết, nghiên cứu.
Một nét đặc biệt của phố này thời trước năm 1945 là cứ khoảng gần Tết Nguyên đán là trên vỉa hè nhiều ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ viết chữ, bán cho dân treo ngày Tết. Các ông đồ trải chiếu ngồi dưới mái hiên mấy cửa hàng lớn chuyên bán buôn (ít khách ra vào), treo lên tường những câu đối viết sẵn, những đôi liễn hoa tiên, dưới chiếu bày chậu mực, ống bút và cả tập giấy màu. Cả Hà Nội chỉ phố này là có ông đồ bán chữ. Có lẽ do ở đây vốn có những hiệu người Hoa bán bút mực và các loại giấy màu nhập từ Hồng Công.
Đối với lịch sử kháng chiến, một sự kiện đáng nhớ là cuối năm 1946, sau 19 ngày đêm chống Pháp, các lực lượng quân sự của Liên Khu 1 như Vệ quốc đoàn, Tự vệ thành, Công an xung phong… đã được thống nhất thành Trung đoàn Liên khu 1. Lễ ra mắt Trung đoàn ở ngôi nhà 51 Hàng Bồ vào sáng 6-1-1947. Bảy ngày sau, Trung đoàn được Hội nghị Quân sự toàn quốc tặng danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô.
Hàng Bồ ngày nay thay đổi nhiều, đại bộ phận là nhà cao tầng, kinh doanh nhiều mặt hàng hơn xưa, duy chỉ có… bồ là không có bán!
NGUYỄN VINH PHÚC
(Nhà Hà Nội học)
trongdoan_thanhhoai- Hội viên ưu tú
- Tổng số bài gửi : 306
Join date : 22/03/2011
Age : 38
Đến từ : Dan Phuong -Ha Noi
Similar topics
» Màn Múa Lay Động Hàng Ngàn Con Tim
» Ghé thăm hàng cơm “xịn” giá teen ở quận 8
» Phố Hàng Gai - Thế giới của lụa và đồ thủ công mỹ nghệ
» Hàng Quạt - Phố nghề xưa của đất Thăng Long
» Nhóm múa thổ dân hàng đầu của úc “Descendance” lưu diễn ở việt nam
» Ghé thăm hàng cơm “xịn” giá teen ở quận 8
» Phố Hàng Gai - Thế giới của lụa và đồ thủ công mỹ nghệ
» Hàng Quạt - Phố nghề xưa của đất Thăng Long
» Nhóm múa thổ dân hàng đầu của úc “Descendance” lưu diễn ở việt nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết