Mắc kẹt ở cửa thiên đường
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Mắc kẹt ở cửa thiên đường
(SVVN) Nếu coi việc du học là giấc mơ thiên đường của các bạn trẻ thì không ít người đang bị mắc kẹt khi họ nhận được thông báo trúng tuyển học bổng ngân sách Nhà nước theo Đề án 322 từ tháng 2/2011 và nay bỗng dưng dừng lại.
Quyết định gây khó
Trong buổi làm việc với Sinh Viên Việt Nam, các bạn chia sẻ: "Chúng mình là tập thể ứng viên đại học đã trúng tuyển học bổng đi du học bằng Ngân sách Nhà nước (gọi tắt là Đề án 322) theo quyết định số 815/QĐ-BGDĐT ký ngày 28/2/2012. Hiện nay, chúng mình đều đã hoàn thành khóa học ngoại ngữ, đáp ứng đủ các điều kiện và được cơ sở nước ngoài chấp nhận. Tuy nhiên, ngày 15/5/2012, chúng mình nhận được thông báo số 375/TB-BGDĐT về việc dừng giải quyết thủ tục cho các ứng viên 322 chưa đi học.
Bên cạnh việc dừng cấp kinh phí cho chúng mình đi du học, quyết định 375 còn đưa ra hướng xử lý cho chúng mình, đó là chuyển sang diện học bổng Hiệp định đi học tại một số nước như: Marốc, Xrilanca, Cu Ba… và phải đăng ký lựa chọn của mình lên Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD - ĐT), trước ngày 1/6/2012. Sau thời hạn này, nếu chúng mình không đưa ra được lựa chọn thì Bộ sẽ ngầm hiểu rằng, chúng mình không còn nguyện vọng đi theo diện học bổng Ngân sách Nhà nước nữa. Hướng giải quyết này là hoàn toàn không thỏa đáng, bởi thời hạn đưa ra là quá gấp gáp, hơn nữa, việc chuyển sang các nước khác khiến chúng mình gặp quá nhiều khó khăn".
Quang cảnh buổi trao đổi giữa phụ huynh và SV là ứng cử viên Đề án 322
với Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) ngày 21/5
Những ai đang bị mắc kẹt?
Theo Quyết định số 815/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt danh sách sinh viên được tuyển chọn đi học đại học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước năm 2011, có một danh sách kèm theo gồm 94 sinh viên. Hầu hết các bạn sinh năm 1992. Một số là chủ nhân của các giải Olympic quốc tế và phần đông là thủ khoa của mùa tuyển sinh 2010… Họ là những người vừa mới đây thôi, vẫn được ca ngợi và là niềm tự hào, hy vọng của thế hệ trẻ Việt Nam.
Đó là Tăng Văn Bình, anh chàng "thủ khoa của các thủ khoa" với số điểm tuyệt đối 30/30 khi thi vào trường ĐH Ngoại thương (khoa Kinh tế đối ngoại); Phạm Ngọc Oanh, chủ nhân của HCĐ Olympic Sinh học quốc tế năm 2010; Nguyễn Đức Bình, HCV Olympic Hóa học quốc tế 2010; Phạm Đức Hùng, HCV Olympic Toán học quốc tế 2009; Hoàng Quốc Khánh, thủ khoa trường ĐH Giao thông Vận tải (TP. HCM); Đoàn Thị Vĩnh Hạnh, thủ khoa trường ĐH Y - Dược (Huế)… và nhiều thủ khoa, á khoa khác.
Phạm Đức Hùng, từ khi là học sinh lớp 11 chuyên Toán trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng) đã đoạt HCV kỳ thi Olympic quốc tế. Nhưng giấc mơ du học Mỹ tưởng đã được chạm tay vào hiện đã không còn trước mắt: "Vì đạt huy chương khi mới học lớp 11 nên Hùng phải dành nốt một năm theo học THPT. Quy định ở Việt Nam là muốn du học bằng ngân sách Nhà nước, ứng viên phải là sinh viên đại học nên Hùng phải tiếp tục học Ngoại thương một năm. Sau khi bảo lưu kết quả, Hùng dành hơn một năm để học tiếng Anh. Một trường ở Mỹ đã gửi phản hồi nhận Hùng vào học, mọi việc tưởng như đã sẵn sàng…". Nhưng Hùng và các sinh viên khác trong hoàn cảnh tương tự, giờ đây đang phải đối diện với tình cảnh đi du học mà "không được lên máy bay" khi Đề án 322 dừng lại.
"Hoang mang và suy sụp"
Đó là cụm từ mà các bạn ứng viên chưa được đi du học của Đề án 322 bày tỏ: "Trong suốt hơn một năm qua, kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, chúng mình đã tạm dừng việc học tập còn dang dở tại các trường đại học, nhiều bạn từ miền Nam ra Hà Nội tham gia các khóa học bồi dưỡng ngoại ngữ do Bộ GD- ĐT tổ chức, chuẩn bị hồ sơ sang các trường ở Mỹ, Pháp, Canada…".
Ứng viên Đoàn Thị Vĩnh Hạnh khăn gói từ Quảng Trị ra Hà Nội để học tiếng Pháp. Trong hơn một năm qua, chỉ tính riêng tiền học ngoại ngữ cấp tốc của Hạnh là 25 triệu đồng, chưa kể hơn 30 triệu đồng tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt, chi cho việc thi chứng chỉ ngoại ngữ TCF là 2,5 triệu đồng… Dương Thị Thanh, quê ở Tây Nguyên, chia sẻ: "Tiền di chuyển từ Tây Nguyên ra Hà Nội gia đình bỏ ra 3 triệu đồng, học ngoại ngữ cấp tốc hết 20 triệu đồng, chi phí sinh hoạt của mình hết khoảng 20 triệu đồng nữa…". Nhưng đó chỉ là những con số quá nhỏ so với cơ hội và thời gian tuổi trẻ khó có thể quy đổi của các bạn.
Nhiều gia đình trong số các ứng viên gặp khó khăn. Ngày Tăng Văn Bình nhận danh hiệu thủ khoa niềm vui thì lớn nhưng lo lắng cũng nhiều. Bình sinh ra ở huyện Đô Lương, Nghệ An. Bình mồ côi cha từ 8 tháng tuổi. Mẹ Bình là giáo viên mầm non. Với đồng lương ít ỏi, mẹ Bình phải nuôi cả 2 chị em ăn học. Chỉ tính riêng việc đi học ở Hà Nội với khoa Kinh tế Đối ngoại, trường ĐH Ngoại thương đã là một thách thức với gia đình, huống hồ, mẹ Bình lại tiếp tục đầu tư để con theo học ngoại ngữ cấp tốc và lấy học bổng. Việc đầu tư hơn một năm qua với gia đình khác đã là khó khăn rồi huống chi với gia đình hoàn cảnh như Bình. Anh chàng thủ khoa của thủ khoa chia sẻ: "Hơn một năm đầu tư cho ước mơ học kinh tế tại Mỹ, mình đã đặt biết bao kỳ vọng. Hiện tại, sau khi nhận được thư mời nhập học từ Mỹ, mình chỉ còn đợi để làm visa là hoàn tất. Nhưng khi mọi việc dừng lại thế này, mình biết làm sao?".
Chờ đợi đến bao giờ?
Ngày 21/5, các ứng viên của Đề án 322 chưa được đi học đã có cuộc gặp mặt với Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Nguyễn Xuân Vang. Nhưng theo các bạn, những giải đáp của Cục trưởng vẫn chưa thực sự thỏa đáng. Theo bạn Ngô Mai Hạnh (ứng viên của Đề án 322) thì: Lý do mà Cục Đào tạo với nước ngoài đưa ra cho việc dừng Đề án 322 là do vượt quá kinh phí cho phép, vượt quá chỉ tiêu... là không hợp lý. Với một đề án lớn có bề dày truyền thống như 322, tại sao lại để xảy ra tình trạng tuyển thừa chỉ tiêu, tuyển quá mức kinh phí để bao người phải mắc kẹt và ai sẽ chịu trách nhiệm về việc tuyển dư này?
Quyết định 375 mở ra một hướng xử lý mới cho những người "du học nhưng chưa lên máy bay" là chọn một trong số các nước thay thế nhưng phải trước ngày 1/6/2012 cũng thực sự gây khó cho sinh viên. Trong cuộc trao đổi với Cục trưởng Nguyễn Xuân Vang ngày 21/5/2012, sinh viên nhận được thông điệp là hãy chờ đợi Chính phủ phê duyệt đề án mới nhưng chờ đợi đến bao giờ, nhất là khi mùa nhập học chỉ còn cách vài ba tháng nữa?
Sinh Viên Việt Nam đã chuyển những khúc mắc này của các bạn đến Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, TS Nguyễn Xuân Vang. Ông Vang cho biết:
"Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD - ĐT đang hoàn thiện dự thảo đề án mới tương tự đề án 322 (trừ đối tượng giảng viên đi học tiến sĩ theo đề án 911), và sẽ lấy ý kiến các cơ quan để trình Chính phủ trong tháng 6 này. Như vậy, sẽ có thêm một khả năng là khi Đề án mới được phê duyệt, Bộ sẽ được cấp kinh phí để chuyển những người trúng tuyển còn lại đi học bằng nguồn Đề án mới.
Mặt khác, hiện nay Bộ GD - ĐT còn thực hiện tuyển sinh và phối hợp với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tuyển sinh cho các chương trình học bổng khác nữa. Và chúng tôi thấy rằng, giải pháp trước mắt nếu có các chương trình học bổng khác mà ứng viên thấy có thể đăng ký chuyển sang đi học để tiết kiệm thời gian, để có thêm cơ hội cho mình và giúp đỡ giảm tải chi kinh phí Nhà nước, ứng viên nên liên hệ với Cục để phối hợp xử lý ngay trước ngày 1/6/2012 thì mới kịp thời xử lý theo thời hạn quy định của phía nước ngoài. Nếu ứng viên vẫn muốn đi học bằng ngân sách Nhà nước theo nguyện vọng cá nhân của mình, hoặc có nguyện vọng chờ các chương trình học bổng khác ưu việt hơn thì ứng viên có thể cập nhật thông báo nguyện vọng của mình để Cục tổng hợp và nghiên cứu, đề xuất xử lý sau ngày 1/6/2012.
Hiện nay, đối với 47 ứng viên đại học, chúng tôi thấy cần ưu tiên xử lý sớm để các em đi học vì thời gian từ lúc thi đại học đến nay đã gần 2 năm các em tập trung cho việc dự tuyển, chuẩn bị ngoại ngữ. Việc đi học kịp thời ngay trong năm học 2012 - 2013 là rất cần thiết.
Đây là việc không ai mong muốn và Bộ GD-ĐT đã và đang hết sức để cố gắng đảm bảo quyền lợi của ứng viên. Tuy nhiên, đây là chương trình học bổng của Nhà nước và phụ thuộc vào ngân sách nên cần có thêm thời gian để xử lý công việc và thủ tục liên quan.
Vào thời điểm này Bộ GD - ĐT đã tạo thêm cơ hội cho các ứng viên chuyển sang học bổng MEXT của Chính phủ Nhật Bản, học bổng của Chính phủ Xrilanca, Cu Ba, LB Nga, Marốc. Sắp tới, có thêm các học bổng khác chúng tôi sẽ thông báo tiếp để ứng viên quan tâm nghiên cứu và lựa chọn. Bên cạnh đó, còn có các cơ hội ứng viên có thể dự tuyển học bổng NZaid, Endeavour, ADS (Úc), DAAD (Đức), học bổng của các dự án phát triển giáo dục tiểu học, trung học, đảm bảo chất lượng trường học, Đề án Ngoại ngữ...
Việc chuyển sang các chương trình học bổng khác hiện nay chủ yếu vướng mắc về rào cản tâm lý là chính. Chúng tôi rất chia sẻ với ứng viên không muốn thay đổi dự định đi học đã chuẩn bị trong thời gian qua. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không nghiên cứu thêm khả năng đi học bằng học bổng khác, ở các nước khác. Đồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ về việc ứng viên cũng gặp khó khăn nhất định khi sẽ phải bắt đầu với ngoại ngữ mới (nếu đăng ký đi học ở nước không dùng ngoại ngữ ứng viên đã biết) nhưng các chương trình bổng khác có khả năng bố trí một năm học dự bị ngoại ngữ cho ứng viên. Việc học thêm một ngoại ngữ trong thế giới hiện nay không phải là chuyện khó và chuyện hiếm nữa, nhất là đối với người đã biết một ngoại ngữ và biết đâu đó lại là lợi thế sau này.
Bộ GD - ĐT mong rằng, mỗi ứng viên chia sẻ và hợp tác để xử lý giải quyết cụ thể từng trường hợp. Hiện nay, Chính phủ nước ta cũng gặp nhiều khó khăn về kinh tế và Chính phủ còn rất nhiều ưu tiên phải làm. Tôi nghĩ rằng, tất cả chúng ta cần phải chia sẻ gánh vác trách nhiệm với đất nước, với Bộ GD - ĐT trong tình hình hiện nay".
Quyết định gây khó
Trong buổi làm việc với Sinh Viên Việt Nam, các bạn chia sẻ: "Chúng mình là tập thể ứng viên đại học đã trúng tuyển học bổng đi du học bằng Ngân sách Nhà nước (gọi tắt là Đề án 322) theo quyết định số 815/QĐ-BGDĐT ký ngày 28/2/2012. Hiện nay, chúng mình đều đã hoàn thành khóa học ngoại ngữ, đáp ứng đủ các điều kiện và được cơ sở nước ngoài chấp nhận. Tuy nhiên, ngày 15/5/2012, chúng mình nhận được thông báo số 375/TB-BGDĐT về việc dừng giải quyết thủ tục cho các ứng viên 322 chưa đi học.
Bên cạnh việc dừng cấp kinh phí cho chúng mình đi du học, quyết định 375 còn đưa ra hướng xử lý cho chúng mình, đó là chuyển sang diện học bổng Hiệp định đi học tại một số nước như: Marốc, Xrilanca, Cu Ba… và phải đăng ký lựa chọn của mình lên Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD - ĐT), trước ngày 1/6/2012. Sau thời hạn này, nếu chúng mình không đưa ra được lựa chọn thì Bộ sẽ ngầm hiểu rằng, chúng mình không còn nguyện vọng đi theo diện học bổng Ngân sách Nhà nước nữa. Hướng giải quyết này là hoàn toàn không thỏa đáng, bởi thời hạn đưa ra là quá gấp gáp, hơn nữa, việc chuyển sang các nước khác khiến chúng mình gặp quá nhiều khó khăn".
Quang cảnh buổi trao đổi giữa phụ huynh và SV là ứng cử viên Đề án 322
với Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) ngày 21/5
Những ai đang bị mắc kẹt?
Theo Quyết định số 815/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt danh sách sinh viên được tuyển chọn đi học đại học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước năm 2011, có một danh sách kèm theo gồm 94 sinh viên. Hầu hết các bạn sinh năm 1992. Một số là chủ nhân của các giải Olympic quốc tế và phần đông là thủ khoa của mùa tuyển sinh 2010… Họ là những người vừa mới đây thôi, vẫn được ca ngợi và là niềm tự hào, hy vọng của thế hệ trẻ Việt Nam.
Đó là Tăng Văn Bình, anh chàng "thủ khoa của các thủ khoa" với số điểm tuyệt đối 30/30 khi thi vào trường ĐH Ngoại thương (khoa Kinh tế đối ngoại); Phạm Ngọc Oanh, chủ nhân của HCĐ Olympic Sinh học quốc tế năm 2010; Nguyễn Đức Bình, HCV Olympic Hóa học quốc tế 2010; Phạm Đức Hùng, HCV Olympic Toán học quốc tế 2009; Hoàng Quốc Khánh, thủ khoa trường ĐH Giao thông Vận tải (TP. HCM); Đoàn Thị Vĩnh Hạnh, thủ khoa trường ĐH Y - Dược (Huế)… và nhiều thủ khoa, á khoa khác.
Phạm Đức Hùng, từ khi là học sinh lớp 11 chuyên Toán trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng) đã đoạt HCV kỳ thi Olympic quốc tế. Nhưng giấc mơ du học Mỹ tưởng đã được chạm tay vào hiện đã không còn trước mắt: "Vì đạt huy chương khi mới học lớp 11 nên Hùng phải dành nốt một năm theo học THPT. Quy định ở Việt Nam là muốn du học bằng ngân sách Nhà nước, ứng viên phải là sinh viên đại học nên Hùng phải tiếp tục học Ngoại thương một năm. Sau khi bảo lưu kết quả, Hùng dành hơn một năm để học tiếng Anh. Một trường ở Mỹ đã gửi phản hồi nhận Hùng vào học, mọi việc tưởng như đã sẵn sàng…". Nhưng Hùng và các sinh viên khác trong hoàn cảnh tương tự, giờ đây đang phải đối diện với tình cảnh đi du học mà "không được lên máy bay" khi Đề án 322 dừng lại.
"Hoang mang và suy sụp"
Đó là cụm từ mà các bạn ứng viên chưa được đi du học của Đề án 322 bày tỏ: "Trong suốt hơn một năm qua, kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, chúng mình đã tạm dừng việc học tập còn dang dở tại các trường đại học, nhiều bạn từ miền Nam ra Hà Nội tham gia các khóa học bồi dưỡng ngoại ngữ do Bộ GD- ĐT tổ chức, chuẩn bị hồ sơ sang các trường ở Mỹ, Pháp, Canada…".
Ứng viên Đoàn Thị Vĩnh Hạnh khăn gói từ Quảng Trị ra Hà Nội để học tiếng Pháp. Trong hơn một năm qua, chỉ tính riêng tiền học ngoại ngữ cấp tốc của Hạnh là 25 triệu đồng, chưa kể hơn 30 triệu đồng tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt, chi cho việc thi chứng chỉ ngoại ngữ TCF là 2,5 triệu đồng… Dương Thị Thanh, quê ở Tây Nguyên, chia sẻ: "Tiền di chuyển từ Tây Nguyên ra Hà Nội gia đình bỏ ra 3 triệu đồng, học ngoại ngữ cấp tốc hết 20 triệu đồng, chi phí sinh hoạt của mình hết khoảng 20 triệu đồng nữa…". Nhưng đó chỉ là những con số quá nhỏ so với cơ hội và thời gian tuổi trẻ khó có thể quy đổi của các bạn.
Nhiều gia đình trong số các ứng viên gặp khó khăn. Ngày Tăng Văn Bình nhận danh hiệu thủ khoa niềm vui thì lớn nhưng lo lắng cũng nhiều. Bình sinh ra ở huyện Đô Lương, Nghệ An. Bình mồ côi cha từ 8 tháng tuổi. Mẹ Bình là giáo viên mầm non. Với đồng lương ít ỏi, mẹ Bình phải nuôi cả 2 chị em ăn học. Chỉ tính riêng việc đi học ở Hà Nội với khoa Kinh tế Đối ngoại, trường ĐH Ngoại thương đã là một thách thức với gia đình, huống hồ, mẹ Bình lại tiếp tục đầu tư để con theo học ngoại ngữ cấp tốc và lấy học bổng. Việc đầu tư hơn một năm qua với gia đình khác đã là khó khăn rồi huống chi với gia đình hoàn cảnh như Bình. Anh chàng thủ khoa của thủ khoa chia sẻ: "Hơn một năm đầu tư cho ước mơ học kinh tế tại Mỹ, mình đã đặt biết bao kỳ vọng. Hiện tại, sau khi nhận được thư mời nhập học từ Mỹ, mình chỉ còn đợi để làm visa là hoàn tất. Nhưng khi mọi việc dừng lại thế này, mình biết làm sao?".
Chờ đợi đến bao giờ?
Ngày 21/5, các ứng viên của Đề án 322 chưa được đi học đã có cuộc gặp mặt với Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Nguyễn Xuân Vang. Nhưng theo các bạn, những giải đáp của Cục trưởng vẫn chưa thực sự thỏa đáng. Theo bạn Ngô Mai Hạnh (ứng viên của Đề án 322) thì: Lý do mà Cục Đào tạo với nước ngoài đưa ra cho việc dừng Đề án 322 là do vượt quá kinh phí cho phép, vượt quá chỉ tiêu... là không hợp lý. Với một đề án lớn có bề dày truyền thống như 322, tại sao lại để xảy ra tình trạng tuyển thừa chỉ tiêu, tuyển quá mức kinh phí để bao người phải mắc kẹt và ai sẽ chịu trách nhiệm về việc tuyển dư này?
Quyết định 375 mở ra một hướng xử lý mới cho những người "du học nhưng chưa lên máy bay" là chọn một trong số các nước thay thế nhưng phải trước ngày 1/6/2012 cũng thực sự gây khó cho sinh viên. Trong cuộc trao đổi với Cục trưởng Nguyễn Xuân Vang ngày 21/5/2012, sinh viên nhận được thông điệp là hãy chờ đợi Chính phủ phê duyệt đề án mới nhưng chờ đợi đến bao giờ, nhất là khi mùa nhập học chỉ còn cách vài ba tháng nữa?
Sinh Viên Việt Nam đã chuyển những khúc mắc này của các bạn đến Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, TS Nguyễn Xuân Vang. Ông Vang cho biết:
"Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD - ĐT đang hoàn thiện dự thảo đề án mới tương tự đề án 322 (trừ đối tượng giảng viên đi học tiến sĩ theo đề án 911), và sẽ lấy ý kiến các cơ quan để trình Chính phủ trong tháng 6 này. Như vậy, sẽ có thêm một khả năng là khi Đề án mới được phê duyệt, Bộ sẽ được cấp kinh phí để chuyển những người trúng tuyển còn lại đi học bằng nguồn Đề án mới.
Mặt khác, hiện nay Bộ GD - ĐT còn thực hiện tuyển sinh và phối hợp với các cơ quan, tổ chức nước ngoài tuyển sinh cho các chương trình học bổng khác nữa. Và chúng tôi thấy rằng, giải pháp trước mắt nếu có các chương trình học bổng khác mà ứng viên thấy có thể đăng ký chuyển sang đi học để tiết kiệm thời gian, để có thêm cơ hội cho mình và giúp đỡ giảm tải chi kinh phí Nhà nước, ứng viên nên liên hệ với Cục để phối hợp xử lý ngay trước ngày 1/6/2012 thì mới kịp thời xử lý theo thời hạn quy định của phía nước ngoài. Nếu ứng viên vẫn muốn đi học bằng ngân sách Nhà nước theo nguyện vọng cá nhân của mình, hoặc có nguyện vọng chờ các chương trình học bổng khác ưu việt hơn thì ứng viên có thể cập nhật thông báo nguyện vọng của mình để Cục tổng hợp và nghiên cứu, đề xuất xử lý sau ngày 1/6/2012.
Hiện nay, đối với 47 ứng viên đại học, chúng tôi thấy cần ưu tiên xử lý sớm để các em đi học vì thời gian từ lúc thi đại học đến nay đã gần 2 năm các em tập trung cho việc dự tuyển, chuẩn bị ngoại ngữ. Việc đi học kịp thời ngay trong năm học 2012 - 2013 là rất cần thiết.
Đây là việc không ai mong muốn và Bộ GD-ĐT đã và đang hết sức để cố gắng đảm bảo quyền lợi của ứng viên. Tuy nhiên, đây là chương trình học bổng của Nhà nước và phụ thuộc vào ngân sách nên cần có thêm thời gian để xử lý công việc và thủ tục liên quan.
Vào thời điểm này Bộ GD - ĐT đã tạo thêm cơ hội cho các ứng viên chuyển sang học bổng MEXT của Chính phủ Nhật Bản, học bổng của Chính phủ Xrilanca, Cu Ba, LB Nga, Marốc. Sắp tới, có thêm các học bổng khác chúng tôi sẽ thông báo tiếp để ứng viên quan tâm nghiên cứu và lựa chọn. Bên cạnh đó, còn có các cơ hội ứng viên có thể dự tuyển học bổng NZaid, Endeavour, ADS (Úc), DAAD (Đức), học bổng của các dự án phát triển giáo dục tiểu học, trung học, đảm bảo chất lượng trường học, Đề án Ngoại ngữ...
Việc chuyển sang các chương trình học bổng khác hiện nay chủ yếu vướng mắc về rào cản tâm lý là chính. Chúng tôi rất chia sẻ với ứng viên không muốn thay đổi dự định đi học đã chuẩn bị trong thời gian qua. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không nghiên cứu thêm khả năng đi học bằng học bổng khác, ở các nước khác. Đồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ về việc ứng viên cũng gặp khó khăn nhất định khi sẽ phải bắt đầu với ngoại ngữ mới (nếu đăng ký đi học ở nước không dùng ngoại ngữ ứng viên đã biết) nhưng các chương trình bổng khác có khả năng bố trí một năm học dự bị ngoại ngữ cho ứng viên. Việc học thêm một ngoại ngữ trong thế giới hiện nay không phải là chuyện khó và chuyện hiếm nữa, nhất là đối với người đã biết một ngoại ngữ và biết đâu đó lại là lợi thế sau này.
Bộ GD - ĐT mong rằng, mỗi ứng viên chia sẻ và hợp tác để xử lý giải quyết cụ thể từng trường hợp. Hiện nay, Chính phủ nước ta cũng gặp nhiều khó khăn về kinh tế và Chính phủ còn rất nhiều ưu tiên phải làm. Tôi nghĩ rằng, tất cả chúng ta cần phải chia sẻ gánh vác trách nhiệm với đất nước, với Bộ GD - ĐT trong tình hình hiện nay".
San Hải
Love_Sky089- Hội viên ưu tú
- Tổng số bài gửi : 148
Join date : 01/03/2011
Similar topics
» Bữa trưa trên thiên đường
» "Du lịch bụi": Thiên đường của dân du lịch bụi
» Bức tranh bao cao su thân thiện
» Chàng bác sĩ mê từ thiện
» SuSan Boyle - Thiên thần xấu xí
» "Du lịch bụi": Thiên đường của dân du lịch bụi
» Bức tranh bao cao su thân thiện
» Chàng bác sĩ mê từ thiện
» SuSan Boyle - Thiên thần xấu xí
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết