Leo núi giữa Sài Gòn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Leo núi giữa Sài Gòn
TTO - TP.HCM không có núi, nhưng bạn vẫn có thể thỏa mãn sở thích leo núi với núi... nhân tạo. Môn thể thao mới này đang thu hút không ít bạn trẻ.
Chị Soanna vừa leo núi vừa hướng dẫn con trai Oliver 5 tuổi - Ảnh: Tâm Lụa
17g, gần chục người đang đu mình trên vách núi tại CLB Phan Đình Phùng (đường Võ Văn Tần, Q.3). Phía dưới, tiếng hướng dẫn của huấn luyện viên, tiếng hò reo cổ vũ của mọi người vang lên sôi động.
“Bước chân trái qua một chút, đặt lên cái tay nắm màu vàng kia đi. Thẳng người lên chứ. Rồi, được rồi, cố lên chút chút nữa!” - tiếng huấn luyện viên bên dưới hô to.
Phía trên ngọn núi, người leo vừa nghe lời hướng dẫn của huấn luyện viên vừa tìm các điểm cầm tay, đặt chân và leo lên từng bước.
Trước khi vào cuộc, “nhà leo núi” được trang bị dây đai bảo vệ, giày chuyên dụng và được huấn luyện viên chỉ dẫn khởi động chân tay và những thao tác cơ bản để chinh phục ngọn núi.
Người mới bắt đầu leo sẽ làm quen với những vách núi dễ, sau đó dần leo lên những cấp độ khó.
“Đường leo với các tay cầm thường xuyên được huấn luyện viên thay đổi để người chơi không có cảm giác nhàm chán. Ngoài ra còn có vách núi cao 3m, không cần mang dây an toàn, phía dưới có lót nệm để người chơi thử sức” - anh Nguyễn Hữu Thành (25 tuổi), huấn luyện viên ở CLB leo núi X-Rock Climbing (Q.3), cho biết.
“Mồ hôi vã ra như tắm, chị Mai Thị Hạnh (25 tuổi, Q.Tân Bình) đạp chân vào vách núi và làm theo lời chỉ dẫn của huấn luyện viên. Sợi dây an toàn níu Hạnh treo lơ lửng. Sau 5 phút thư giãn, chị tiếp tục leo lên tới đỉnh. Sau đó chị chinh phục ngọn núi ở cấp độ khó hơn.
Vừa thở, chị Hạnh vừa chia sẻ: “Mình rất sợ độ cao, với lại bình thường ít tập thể dục nên khi leo núi thấy mệt kinh khủng. Nhưng quả thật môn leo núi này rất thú vị, cảm giác khi treo mình lơ lửng trên không hay chinh phục được ngọn núi thật tuyệt”.
Trên vách núi ximăng cao 16m, hai mẹ con chị Soanna (30 tuổi, nhà ở khu Phú Mỹ Hưng, người Hà Lan) đang miệt mài leo từng bước một. Leo núi khá nhanh và nhuần nhuyễn, thỉnh thoảng chị Soanna dừng lại để hướng dẫn cậu con trai Oliver Axelsson đang leo ở dây bên cạnh. Mới 5 tuổi nhưng Oliver rất thích thú môn thể thao này.
Được bố mẹ khích lệ, Oliver khéo léo leo lên từng nấc một. Mồ hôi lấm tấm nhưng cậu bé cứ leo lên xuống liên tục hàng giờ liền. Cạnh đó, bé Isabella (3 tuổi) chạy xe đạp và liên tục đòi ba cho leo núi giống như anh trai Oliver. Thỉnh thoảng, cô bé kéo chiếc ghế nhựa ra hứng đúng chỗ mẹ và anh trai đu dây xuống khiến nhiều người xem tỏ ra thích thú.
Anh Nick Axelsson vừa lau mồ hôi cho con trai vừa chia sẻ: “Gia đình chúng tôi mới qua Việt Nam hai tháng, phát hiện chỗ leo núi nhân tạo rất thú vị này nên cuối tuần nào cả nhà cũng đến đây để giải trí và tập luyện. Vợ tôi và 2 con rất thích. Bên Hà Lan, hình thức leo núi này rất phổ biến nhưng ở Việt Nam có lẽ ít”.
Anh Thành - HLV - cho biết thêm: “Mỗi ngày bình quân ở đây có 30-40 khách tới leo núi, vào các ngày lễ hoặc cuối tuần thì đông hơn”.
Ông Ken Fudge (người Canada), giám đốc Công ty leo núi đá xinh X-Rock Climbing, cho biết: “Tôi bắt đầu đưa môn leo núi nhân tạo này vào Việt Nam năm 2006 với một cơ sở ở Q.2, được xây dụng bằng bêtông cốt thép theo cấu trúc hòn non bộ. Sau đó mở rộng ra tại CLB Phan Đình Phùng với cách xây dựng hiện đại hơn và theo tiêu chuẩn núi nhân tạo quốc tế. Sắp tới chúng tôi dự kiến mở rộng loại hình này ra Nha Trang và Hà Nội”.
Núi nhân tạo ở CLB Phan Đình Phùng (TP.HCM) có 8 sợi dây leo tương đương 8 cấp độ từ dễ đến khó.
Cấp đầu tiên là khu vực núi có nhiều tay cầm đặt gần nhau, tường cũng phẳng hơn. Cấp độ càng cao tường leo càng mấp mô, khó nhất là đoạn tường nhô hẳn ra bên ngoài buộc người leo phải cố gắng trườn hết mình để với rồi cong mình để bám.
Khi đã thành thục, người chơi có thể leo theo một màu sắc cố định. Kiểu leo này đòi hỏi kỹ thuật và sự khôn khéo.
Chị Soanna vừa leo núi vừa hướng dẫn con trai Oliver 5 tuổi - Ảnh: Tâm Lụa
17g, gần chục người đang đu mình trên vách núi tại CLB Phan Đình Phùng (đường Võ Văn Tần, Q.3). Phía dưới, tiếng hướng dẫn của huấn luyện viên, tiếng hò reo cổ vũ của mọi người vang lên sôi động.
“Bước chân trái qua một chút, đặt lên cái tay nắm màu vàng kia đi. Thẳng người lên chứ. Rồi, được rồi, cố lên chút chút nữa!” - tiếng huấn luyện viên bên dưới hô to.
Phía trên ngọn núi, người leo vừa nghe lời hướng dẫn của huấn luyện viên vừa tìm các điểm cầm tay, đặt chân và leo lên từng bước.
Trước khi vào cuộc, “nhà leo núi” được trang bị dây đai bảo vệ, giày chuyên dụng và được huấn luyện viên chỉ dẫn khởi động chân tay và những thao tác cơ bản để chinh phục ngọn núi.
Người mới bắt đầu leo sẽ làm quen với những vách núi dễ, sau đó dần leo lên những cấp độ khó.
“Đường leo với các tay cầm thường xuyên được huấn luyện viên thay đổi để người chơi không có cảm giác nhàm chán. Ngoài ra còn có vách núi cao 3m, không cần mang dây an toàn, phía dưới có lót nệm để người chơi thử sức” - anh Nguyễn Hữu Thành (25 tuổi), huấn luyện viên ở CLB leo núi X-Rock Climbing (Q.3), cho biết.
“Mồ hôi vã ra như tắm, chị Mai Thị Hạnh (25 tuổi, Q.Tân Bình) đạp chân vào vách núi và làm theo lời chỉ dẫn của huấn luyện viên. Sợi dây an toàn níu Hạnh treo lơ lửng. Sau 5 phút thư giãn, chị tiếp tục leo lên tới đỉnh. Sau đó chị chinh phục ngọn núi ở cấp độ khó hơn.
Vừa thở, chị Hạnh vừa chia sẻ: “Mình rất sợ độ cao, với lại bình thường ít tập thể dục nên khi leo núi thấy mệt kinh khủng. Nhưng quả thật môn leo núi này rất thú vị, cảm giác khi treo mình lơ lửng trên không hay chinh phục được ngọn núi thật tuyệt”.
Trên vách núi ximăng cao 16m, hai mẹ con chị Soanna (30 tuổi, nhà ở khu Phú Mỹ Hưng, người Hà Lan) đang miệt mài leo từng bước một. Leo núi khá nhanh và nhuần nhuyễn, thỉnh thoảng chị Soanna dừng lại để hướng dẫn cậu con trai Oliver Axelsson đang leo ở dây bên cạnh. Mới 5 tuổi nhưng Oliver rất thích thú môn thể thao này.
Được bố mẹ khích lệ, Oliver khéo léo leo lên từng nấc một. Mồ hôi lấm tấm nhưng cậu bé cứ leo lên xuống liên tục hàng giờ liền. Cạnh đó, bé Isabella (3 tuổi) chạy xe đạp và liên tục đòi ba cho leo núi giống như anh trai Oliver. Thỉnh thoảng, cô bé kéo chiếc ghế nhựa ra hứng đúng chỗ mẹ và anh trai đu dây xuống khiến nhiều người xem tỏ ra thích thú.
Anh Nick Axelsson vừa lau mồ hôi cho con trai vừa chia sẻ: “Gia đình chúng tôi mới qua Việt Nam hai tháng, phát hiện chỗ leo núi nhân tạo rất thú vị này nên cuối tuần nào cả nhà cũng đến đây để giải trí và tập luyện. Vợ tôi và 2 con rất thích. Bên Hà Lan, hình thức leo núi này rất phổ biến nhưng ở Việt Nam có lẽ ít”.
Anh Thành - HLV - cho biết thêm: “Mỗi ngày bình quân ở đây có 30-40 khách tới leo núi, vào các ngày lễ hoặc cuối tuần thì đông hơn”.
Ông Ken Fudge (người Canada), giám đốc Công ty leo núi đá xinh X-Rock Climbing, cho biết: “Tôi bắt đầu đưa môn leo núi nhân tạo này vào Việt Nam năm 2006 với một cơ sở ở Q.2, được xây dụng bằng bêtông cốt thép theo cấu trúc hòn non bộ. Sau đó mở rộng ra tại CLB Phan Đình Phùng với cách xây dựng hiện đại hơn và theo tiêu chuẩn núi nhân tạo quốc tế. Sắp tới chúng tôi dự kiến mở rộng loại hình này ra Nha Trang và Hà Nội”.
Núi nhân tạo ở CLB Phan Đình Phùng (TP.HCM) có 8 sợi dây leo tương đương 8 cấp độ từ dễ đến khó.
Cấp đầu tiên là khu vực núi có nhiều tay cầm đặt gần nhau, tường cũng phẳng hơn. Cấp độ càng cao tường leo càng mấp mô, khó nhất là đoạn tường nhô hẳn ra bên ngoài buộc người leo phải cố gắng trườn hết mình để với rồi cong mình để bám.
Khi đã thành thục, người chơi có thể leo theo một màu sắc cố định. Kiểu leo này đòi hỏi kỹ thuật và sự khôn khéo.
thientam13887- Chủ nhiệm
- Tổng số bài gửi : 575
Join date : 03/03/2011
Age : 37
Đến từ : Hồ Chí Minh City
Similar topics
» Ngọt thơm hủ tíu Sa Đéc giữa Sài Gòn
» Ngày hội Kết nối Xanh giữa Doanh nghiệp và Sinh viên
» Chương trình nhịp sống trẻ: “Cân bằng giữa công việc và gia đình”
» 10 chương trình phối hợp thực hiện năm 2012 giữa Thành đoàn TP. HCM và Ngân hàng Eximbank
» Sự khác biệt giữa công tác từ thiện và công tác xã hội
» Ngày hội Kết nối Xanh giữa Doanh nghiệp và Sinh viên
» Chương trình nhịp sống trẻ: “Cân bằng giữa công việc và gia đình”
» 10 chương trình phối hợp thực hiện năm 2012 giữa Thành đoàn TP. HCM và Ngân hàng Eximbank
» Sự khác biệt giữa công tác từ thiện và công tác xã hội
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết