Sự khác biệt giữa công tác từ thiện và công tác xã hội
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sự khác biệt giữa công tác từ thiện và công tác xã hội
Cả 2 đều là động tác giúp đỡ người khác, nhưng khác xa về mặt phương pháp, hiệu quả và có khi ngay cả động cơ. Trước năm 1975 người ta thường dùng cụm từ “xoa dầu cù là” để ám chỉ Công Tác Từ Thiện (CTTT) vì nó đem lại hiệu quả nhất thời. Ví dụ thấy 1 em lang thang, cơ nhỡ bạn cho nó 5000 đồng để nó có được bữa cơm no bụng rồi thôi. Nó tiếp tục đi ăn xin, sẽ phát triển tính ỉ lại, lười lao động và bộ mặt thành phố tiếp tục xấu, ngược lại nếu bạn đưa cho nó tới 1 trung tâm xã hội, nơi đó nó được học chữ, học nghề, trở nên người tốt và có ích cho xã hội. Cho tiền thì dễ, còn giúp cho 1 kẻ yếu trở thành tự lực đòi hỏi nhiều kiến thức khoa học, nhiều công phu và thời gian. Trường hợp trên đòi hỏi sự can thiệp của 1 nhà chuyên môn gọi là nhân viên xã hội chuyên nghiệp được đào tạo về Công tác xã hôi (CTXH) hẳn hoi.
Trong dân gian ta có câu “cho cần câu thay vì cho cá” và CTXH có định nghĩa nôm na nhất là “GIÚP NGƯỜI ĐỂ NGƯỜI TỰ GIÚP”. Muốn làm được như vậy, cần phải hiểu rõ đối tượng và nhu cầu của họ, giúp họ khắc phục mặt yếu kém và nhất là phát huy mặt mạnh để tự vươn lên.
Do đó CTXH từ gần 1 thế kỷ nay đã trở thành 1 ngành khoa học, 1 nghề triết lý, hệ thống phương pháp và đạo đức nghề nghiệp riêng. CTXH không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề xã hội mà còn giúp phòng ngừa chúng. Góp phần cải tạo và phát triển xã hội. mục đích cuối cùng là công bằng xã hội và an sinh xã hội cho mọi người. CTXH không chỉ làm việc với cá nhân, mà cả nhóm, tập thể và cộng đồng.
Phải học mới làm công tác xã hội được, người ta có thể theo học từ các khoá ngắn hạn đến các bậc trung cấp, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,...
CTTT chỉ cần lòng tốt, mà lòng tốt không được soi sáng, lắm khi có tác hại.
Chắc bạn đã nghe về câu chuyện chú khỉ tốt bụng nọ: Khỉ đang ngồi trên cành cây bỗng 1 cơn bão ập tới, ngó xuống dòng suối duới chân mình khỉ thấy 2 con cá đang bơi. Tưởng cá giống như mình khỉ sợ cá chết đuối nên nhảy xuống vớt chúng lên để lên cành cây. Khi mưa tạnh khỉ ngạc nhiên không biết tại sao các chú cá vô ơn không nói lời cảm ơn mình. Té ra khi thiếu nước cá đã chết lúc nào không hay.
Giúp mà không hiểu bản chất và nhu cầu đối tượng là như vậy. Một bà bạn tôi đau cột sống nên khi bước lên xe phải dè dặt tìm cái thế phù hợp nhất. Do đó bà rất chậm, một nữ sinh tốt bụng xách bà lên cái vèo. Bà đau điếng tưởng chết luôn! Nhiều bạn khuyết tật thích tự lực hơn vì họ biết rõ phải làm thế nào khi xê dịch.
Điều quan trọng cho mọi hành động là động cơ, động cơ duy nhất của CTXH là lợi ích của đối tượng được giúp đỡ. Phần lớn CTTT cũng vậy thôi, tuy nhiên cũng có những động cơ không phải là người có nhu cầu.
Một động cơ khá cao thượng là động cơ tôn giáo. “Làm phước để đức cho con” không có gì sai, nhưng mục đích không phải là đối tượng không có nhu cầu. Từ suy nghĩ này người ta hay ban phát vô tội vạ, có khi gây tác hại như trường hợp em bé lang thang kể trên.
Đó có thể là 1 cách nói vui nhưng phản ánh được sự thật .
Không ít ngưòi đi làm từ thiện để thoã mãn nhu cầu tâm lý riêng của mình (để nổi tiếng, để xoá đi mặc cảm hay nỗi buồn nào đó). Ai cũng có nhu cầu tâm lý riêng nhưng nó phải đứng sau nhu cầu của người mình muốn giúp. Động cơ phải trong sáng thì việc làm mới có hiệu quả.
Hiện nay ở nhiều nước, các doanh nghiệp được miễn giảm thuế nếu họ trích 1 phần lời nhuận cho công tác nhân đạo. Ở nước ta các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng bảo trợ các chương trình nhân đạo. Điều này rất tốt nếu các nguyên tắc khoa học cũng như đạo đức của CTXH được tôn trọng. Là người làm công tác xã hội ta cần hết sức nhạy bén về động cơ giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và về các mặt khác nhau của hiệu quả cuối cùng.
Trong dân gian ta có câu “cho cần câu thay vì cho cá” và CTXH có định nghĩa nôm na nhất là “GIÚP NGƯỜI ĐỂ NGƯỜI TỰ GIÚP”. Muốn làm được như vậy, cần phải hiểu rõ đối tượng và nhu cầu của họ, giúp họ khắc phục mặt yếu kém và nhất là phát huy mặt mạnh để tự vươn lên.
Do đó CTXH từ gần 1 thế kỷ nay đã trở thành 1 ngành khoa học, 1 nghề triết lý, hệ thống phương pháp và đạo đức nghề nghiệp riêng. CTXH không chỉ nhằm giải quyết các vấn đề xã hội mà còn giúp phòng ngừa chúng. Góp phần cải tạo và phát triển xã hội. mục đích cuối cùng là công bằng xã hội và an sinh xã hội cho mọi người. CTXH không chỉ làm việc với cá nhân, mà cả nhóm, tập thể và cộng đồng.
Phải học mới làm công tác xã hội được, người ta có thể theo học từ các khoá ngắn hạn đến các bậc trung cấp, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,...
CTTT chỉ cần lòng tốt, mà lòng tốt không được soi sáng, lắm khi có tác hại.
Chắc bạn đã nghe về câu chuyện chú khỉ tốt bụng nọ: Khỉ đang ngồi trên cành cây bỗng 1 cơn bão ập tới, ngó xuống dòng suối duới chân mình khỉ thấy 2 con cá đang bơi. Tưởng cá giống như mình khỉ sợ cá chết đuối nên nhảy xuống vớt chúng lên để lên cành cây. Khi mưa tạnh khỉ ngạc nhiên không biết tại sao các chú cá vô ơn không nói lời cảm ơn mình. Té ra khi thiếu nước cá đã chết lúc nào không hay.
Giúp mà không hiểu bản chất và nhu cầu đối tượng là như vậy. Một bà bạn tôi đau cột sống nên khi bước lên xe phải dè dặt tìm cái thế phù hợp nhất. Do đó bà rất chậm, một nữ sinh tốt bụng xách bà lên cái vèo. Bà đau điếng tưởng chết luôn! Nhiều bạn khuyết tật thích tự lực hơn vì họ biết rõ phải làm thế nào khi xê dịch.
Điều quan trọng cho mọi hành động là động cơ, động cơ duy nhất của CTXH là lợi ích của đối tượng được giúp đỡ. Phần lớn CTTT cũng vậy thôi, tuy nhiên cũng có những động cơ không phải là người có nhu cầu.
Một động cơ khá cao thượng là động cơ tôn giáo. “Làm phước để đức cho con” không có gì sai, nhưng mục đích không phải là đối tượng không có nhu cầu. Từ suy nghĩ này người ta hay ban phát vô tội vạ, có khi gây tác hại như trường hợp em bé lang thang kể trên.
Đó có thể là 1 cách nói vui nhưng phản ánh được sự thật .
Không ít ngưòi đi làm từ thiện để thoã mãn nhu cầu tâm lý riêng của mình (để nổi tiếng, để xoá đi mặc cảm hay nỗi buồn nào đó). Ai cũng có nhu cầu tâm lý riêng nhưng nó phải đứng sau nhu cầu của người mình muốn giúp. Động cơ phải trong sáng thì việc làm mới có hiệu quả.
Hiện nay ở nhiều nước, các doanh nghiệp được miễn giảm thuế nếu họ trích 1 phần lời nhuận cho công tác nhân đạo. Ở nước ta các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng bảo trợ các chương trình nhân đạo. Điều này rất tốt nếu các nguyên tắc khoa học cũng như đạo đức của CTXH được tôn trọng. Là người làm công tác xã hội ta cần hết sức nhạy bén về động cơ giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và về các mặt khác nhau của hiệu quả cuối cùng.
Love_Sky089- Hội viên ưu tú
- Tổng số bài gửi : 148
Join date : 01/03/2011
Similar topics
» Sức mạnh của sự khác biệt - Steve Jobs
» Giờ Trái Đất Khác Biệt 2012 - Infographic Video
» Chương trình nhịp sống trẻ: “Cân bằng giữa công việc và gia đình”
» Leo núi giữa Sài Gòn
» Ngọt thơm hủ tíu Sa Đéc giữa Sài Gòn
» Giờ Trái Đất Khác Biệt 2012 - Infographic Video
» Chương trình nhịp sống trẻ: “Cân bằng giữa công việc và gia đình”
» Leo núi giữa Sài Gòn
» Ngọt thơm hủ tíu Sa Đéc giữa Sài Gòn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết