Chuyện kể về người nữ cán bộ giỏi của đơn vị lực lượng võ trang Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chuyện kể về người nữ cán bộ giỏi của đơn vị lực lượng võ trang Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định
Đồng chí Võ Thị Lớn sinh năm 1944, bí danh: Út Thu. Chị được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng tại ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1960, đồng chí Út Thu tham gia cách mạng vào đơn vị Khu Đoàn Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định. Đến 1962 được kết nạp Đoàn, đến tháng 10/1964, đồng chí Võ Thị Lớn được điều động sang công tác vũ trang, do đồng chí Huỳnh Công Khánh (Sáu Vĩnh) làm Trung đội trưởng. Tháng 11/1965 được kết nạp vào Đảng.
Trong thời gian tham gia cách mạng, đồng chí Võ Thị Lớn đã làm công tác giao liên, có nhiệm vụ chuyển công văn, tài liệu, chỉ thị, nghị quyết và đón đưa hàng trăm cán bộ học sinh, sinh viên từ nội thành ra căn cứ học tập, trên các địa bàn Củ Chi, Bến Cát (Bình Dương), Núi thị Vải, Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), cổng xe lửa số 6, nay là Lê Văn Sỹ vùng Trương Minh Giảng, xóm Vườn Chuối, xóm Bàn Cờ (Quận 3), Nancy (quận 1 giáp quận 5) tham gia nhiều đợt vũ trang tuyên truyền ở khu chợ Vườn Chuối, chợ Bến Thành, khu Tân Định như rải truyền đơn, treo cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam, thả bong bóng mang biểu ngữ, vào những ngày lễ lớn của cách mạng, qua suốt nhiều năm bằng các biện pháp ghi trang với hàng trăm chuyến đi về đưa đón cán bộ, cơ sở, mang tài liệu đến nơi an toàn.
Ngoài nhiệm vụ giao liên đưa đón hàng trăm cán bộ từ trong nội đô ra chiến khu và từ chiến khu vào nội đô công tác; vận chuyển, cất giấu và giao liên hàng trăm tài liệu, tham gia xây dựng cơ sở hậu cần, vận chuyển vũ khí, trinh sát mục tiêu… Chị Võ Thị Lớn (Út Thu) đã tham gia 2 trận đánh tiêu biểu, gây tiếng vang lớn trong nội đô Sài Gòn, tạo khí thế cho học sinh và sinh viên, nhân dân đấu tranh với chính quyền Mỹ, Diệm.
Trận thứ nhất được ghi lại bằng kết quả tiêu diệt lực lượng cảnh sát dã chiến thường xuyên tụ tập huấn luyện tại sân vận động Cộng Hòa và đi truy tìm cơ sở cách mạng, đàn áp lực lượng học sinh, sinh viên, biểu tình chống chế độ Mỹ, Thiệu. Để hạ uy thế địch và gây tiếng vang giữa thủ đô Sài Gòn, cấp trên giao nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định; Ban quân sự Khu Đoàn giao cho đồng chí Võ Thị Lớn và đồng chí Bùi Thị Anh thực hiện nhiệm vụ này. Với địa hình sân vận động và các giao lộ xung quanh vận động rất trống trải, rất thuận lợi cho địch kiểm tra giám sát vây bắt khi có điều kiện xảy ra. Qua nhiều ngày điều tra trinh sát mục tiêu lên phương án đánh địch, đồng chí Võ Thị Lớn và Bùi Thị Anh đã xây dựng được phương án đánh địch và được phê duyệt, với cách đánh là dùng mìn ĐH10 và kíp hẹn giờ, đặt tại 2 địa điểm và cài giờ, mìn nổ trước sau 2 phút để tiêu diệt nhiều sinh lực địch đến cứu hộ giải nguy. Sau khi đặt mìn vào vị trí đã định phải nhanh chóng rút lui để bảo toàn lực lượng.
Ngày 1/ 10/1965, tổ 1 gồm đồng chí Võ Thị Lớn và đồng chí Sáu Vĩnh, tổ 2 gồm đồng chí Bùi Thị Anh và đồng chí Huỳnh Văn Minh, 2 tổ chiến đấu do đồng chí Huỳnh Văn Minh chỉ huy. Sau khi 2 tổ gặp và thống nhất kế hoạch lần cuối, đến nhà cơ sở nhận 2 trái mìn ĐH10 đã được cơ sở cải trang cẩn thận trong một giỏ đi chợ. Nhận vũ khí xong, theo kế hoạch đồng chí Sáu Vĩnh chở Võ Thị Lớn trên chiếc xe gắn máy mang theo 1 giỏ sách tiến về mục tiêu. Nhiệm vụ của tổ 1 là đặt trái mìn ĐH10 tại cửa chính sân vận động Cộng Hòa trên đường Nguyễn Kim, tổ thứ 2 có nhiệm vụ bố trí mìn ĐH10 phía sau trên đường Đào Duy Từ nhằm sau khi quả mìn thứ 1 nổ trước, bọn cảnh sát sẽ chạy thoát thân về phía hông, quả thứ 2 nổ để tiêu diệt nhiều sinh lực địch… cùng với đoàn người tham gia giao thông khi 2 tổ đến sân vận động Cộng Hòa vào lúc 11 giờ. Bằng các hành động, nghiệp vụ cải trang trà trộn cùng với số công nhân vệ sinh ra vào sân vận động, sau 10 phút 2 trái mìn đã đặt đúng vị trí đã xác định và rút lui ra khu vực an toàn, chờ kết quả.
hoảng 11h30 các đơn vị cảnh sát trong sân Cộng Hòa ra về, chúng ùa ra phía cổng trước, quả mìn thứ nhất nổ, một số chết tại chỗ, một số la ó cầu cứu, số còn lại chạy lui về phía trong sân và tính thoát hiểm ra cổng hông trên đường Đào Duy Từ, quả mìn thứ 2 phát nổ, một số đông cảnh sát chết và bị thương nằm co cụm trong sân vận động và cửa hông đường Đào Duy Từ chờ cứu viện…
Sáng ngày 2/ 10/1965, các báo Tiếng Vang, Dân Tiếng… đều đồng loạt đăng tin trên trang nhất sân vận động Cộng Hòa bị Việt cộng tấn công. Trận đánh 49 tên chết và bị thương, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn ủng hộ cách mạng, vui mừng, binh lính sỹ quan ở Sài Gòn – Gia Định hoang mang dao động, lo ngại… Sau trận đánh đồng chí Võ Thị Lớn, Bùi Ngọc Anh được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba, Võ Thị Lớn được đề bạt lên chức vụ trung đội phó.
Trận thứ hai diễn ra vào năm 1966, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn – Gia Định mở hội nghị tổng kết những bài học kinh nghiệm đánh Mỹ tại căn cứ Củ Chi, đại hội đã tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe tăng… cho hơn 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Qua hội nghị, đã động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu dũng cảm và quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân cả nước nói chung và lực lượng vũ trang Quân khu Sài Gòn – Gia Định nói riêng, trong đó có sự đóng góp của lực lượng vũ trang Thành Đoàn.
Năm 1966, quân số lính Mỹ và đồng minh vào miền Nam Việt Nam tăng gấp 2 lần so với năm 1965, số lượng máy bay, xe tăng thiết giáp tăng gấp 3 lần, cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh tăng 5 lần so với năm 1965. Chúng đã chuẩn bị gấp rút các điều kiện để mở rộng cuộc phản công mùa khô lần thứ 2, với mục tiêu chính là “tìm diệt” và “bình định cấp tốc”, hướng tập trung chủ yếu là miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn – Gia Định. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ của cấp trên, Quân khu và Khu ủy Sài Gòn – Gia Định giao nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang Quân khu tăng cường đánh phá nhằm tiêu diệt sinh lực địch và các căn cứ hậu phương của chúng để phá vỡ kế hoạch phản công mùa khô.
Những trận đánh của đơn vị biệt động F100 Sài Gòn – Gia Định tại Tổng nha cảnh sát, khách sạn Metropol… Lực lượng vũ trang Thành Đoàn càng phấn khởi, tự tin, chủ động tìm mục tiêu tiến công; qua nhiều ngày đêm trinh sát, Ban Quân sự Thành Đoàn chọn căn cứ hậu cần Đại Phong của Mỹ ở đầu cầu chữ U thuộc khu vực bến Bình Đông, để đánh địch. Đây là căn cứ hậu cần lớn chứa đựng nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ. Vì vậy, chúng tổ chức bố trí canh phòng rất cẩn mật, vòng trong, vòng ngoài, tăng cường kiểm soát, xét hỏi, bắt bớ những đối tượng chúng nghi ngờ…
Sau khi nắm được qui luật và xây dựng phương án chiến đấu trình cấp trên phê duyệt, Ban Quân sự Thành Đoàn giao cho tổ chiến đấu gồm các đồng chí: Trang Văn Học, Năm Danh, Chín Trung, Sáu Vĩnh, Võ Thị Lớn, Bùi Thị Anh, trận đánh do đồng chí Trang Văn Học chỉ huy. Theo kế hoạch, ta tổ chức thành 2 tổ, tổ thứ nhất do đồng chí Bùi Thị Anh, tổ thứ 2 do đồng chí Võ Thị Lớn phụ trách, trận đánh này bằng 2 trái mìn ĐH10, một trái đặt phía chính diện, 1 trái đặt tại bến Lê Quang Liêm, nơi lính Mỹ thường xuyên tụ tập trước khi đi tuần tra an ninh khu vực.
Như kế hoạch đã xác định, 6 giờ ngày 25/4/1966, đồng chí Võ Thị Lớn đến cơ sở nhận trái ĐH10 của đồng chí Nguyễn Thị Nam được ngụy trang trong giỏ sách trái cây đi chợ… Võ Thị Lớn, người con gái mảnh mai đạp xe chở chiếc giỏ sách từ cơ sở tại cầu Palicao tiến về phía bến Lê Quang Liêm, chiếc xe đạp bất ngờ bị ngã, chiếc giỏ ngã úp mặt ngoài kíp xuống đất bị chạm kíp nổ. Một tiếng nổ lớn cát đá tạc về hướng Tây Nam, đồng chí đã hy sinh bất ngờ, lúc ấy 6g30 ngày thứ hai 25/4/1966. Tiếng nỗ đã gây tiếng vang nội đô thời điểm lúc ấy. Các báo Tiếng Vang lúc đó đã đưa tin vào ngày thứ tư 27/4/1966.
Đồng đội và nhân dân địa phương vô cùng thương tiếc và khâm phục sự hy sinh anh dũng của chị, nhân dân địa phương đã gom nhặt những phần thi thể còn lại của chị, tổ chức mai táng và lập miếu thờ tại chân cầu Nguyễn Văn Kiểu ngày nay, chị hy sinh khi tròn 22 tuổi với ước vọng cao độ, trả thù cho cha và đồng đội, sự hy sinh của chị đã đóng góp 1 phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đồng chí Võ Thị Lớn là một chiến sĩ nữ xuất sắc, tiêu biểu cho tuổi trẻ thành phố anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người cán bộ giỏi của đơn vị lực lượng võ trang Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định. Với ý chí dũng cảm của mình, đồng chí đã chiến đấu và sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, đồng chí luôn được đồng đội tin yêu, đồng bào thương mến và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay.
Với thành tích cống hiến đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại lễ kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2012), 126 năm ngày Quốc tế lao động 1/5 tại hội trường Thành phố, đồng chí Võ Thị Lớn (Út Thu) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Năm 1960, đồng chí Út Thu tham gia cách mạng vào đơn vị Khu Đoàn Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định. Đến 1962 được kết nạp Đoàn, đến tháng 10/1964, đồng chí Võ Thị Lớn được điều động sang công tác vũ trang, do đồng chí Huỳnh Công Khánh (Sáu Vĩnh) làm Trung đội trưởng. Tháng 11/1965 được kết nạp vào Đảng.
Trong thời gian tham gia cách mạng, đồng chí Võ Thị Lớn đã làm công tác giao liên, có nhiệm vụ chuyển công văn, tài liệu, chỉ thị, nghị quyết và đón đưa hàng trăm cán bộ học sinh, sinh viên từ nội thành ra căn cứ học tập, trên các địa bàn Củ Chi, Bến Cát (Bình Dương), Núi thị Vải, Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), cổng xe lửa số 6, nay là Lê Văn Sỹ vùng Trương Minh Giảng, xóm Vườn Chuối, xóm Bàn Cờ (Quận 3), Nancy (quận 1 giáp quận 5) tham gia nhiều đợt vũ trang tuyên truyền ở khu chợ Vườn Chuối, chợ Bến Thành, khu Tân Định như rải truyền đơn, treo cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam, thả bong bóng mang biểu ngữ, vào những ngày lễ lớn của cách mạng, qua suốt nhiều năm bằng các biện pháp ghi trang với hàng trăm chuyến đi về đưa đón cán bộ, cơ sở, mang tài liệu đến nơi an toàn.
Ngoài nhiệm vụ giao liên đưa đón hàng trăm cán bộ từ trong nội đô ra chiến khu và từ chiến khu vào nội đô công tác; vận chuyển, cất giấu và giao liên hàng trăm tài liệu, tham gia xây dựng cơ sở hậu cần, vận chuyển vũ khí, trinh sát mục tiêu… Chị Võ Thị Lớn (Út Thu) đã tham gia 2 trận đánh tiêu biểu, gây tiếng vang lớn trong nội đô Sài Gòn, tạo khí thế cho học sinh và sinh viên, nhân dân đấu tranh với chính quyền Mỹ, Diệm.
Trận thứ nhất được ghi lại bằng kết quả tiêu diệt lực lượng cảnh sát dã chiến thường xuyên tụ tập huấn luyện tại sân vận động Cộng Hòa và đi truy tìm cơ sở cách mạng, đàn áp lực lượng học sinh, sinh viên, biểu tình chống chế độ Mỹ, Thiệu. Để hạ uy thế địch và gây tiếng vang giữa thủ đô Sài Gòn, cấp trên giao nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định; Ban quân sự Khu Đoàn giao cho đồng chí Võ Thị Lớn và đồng chí Bùi Thị Anh thực hiện nhiệm vụ này. Với địa hình sân vận động và các giao lộ xung quanh vận động rất trống trải, rất thuận lợi cho địch kiểm tra giám sát vây bắt khi có điều kiện xảy ra. Qua nhiều ngày điều tra trinh sát mục tiêu lên phương án đánh địch, đồng chí Võ Thị Lớn và Bùi Thị Anh đã xây dựng được phương án đánh địch và được phê duyệt, với cách đánh là dùng mìn ĐH10 và kíp hẹn giờ, đặt tại 2 địa điểm và cài giờ, mìn nổ trước sau 2 phút để tiêu diệt nhiều sinh lực địch đến cứu hộ giải nguy. Sau khi đặt mìn vào vị trí đã định phải nhanh chóng rút lui để bảo toàn lực lượng.
Ngày 1/ 10/1965, tổ 1 gồm đồng chí Võ Thị Lớn và đồng chí Sáu Vĩnh, tổ 2 gồm đồng chí Bùi Thị Anh và đồng chí Huỳnh Văn Minh, 2 tổ chiến đấu do đồng chí Huỳnh Văn Minh chỉ huy. Sau khi 2 tổ gặp và thống nhất kế hoạch lần cuối, đến nhà cơ sở nhận 2 trái mìn ĐH10 đã được cơ sở cải trang cẩn thận trong một giỏ đi chợ. Nhận vũ khí xong, theo kế hoạch đồng chí Sáu Vĩnh chở Võ Thị Lớn trên chiếc xe gắn máy mang theo 1 giỏ sách tiến về mục tiêu. Nhiệm vụ của tổ 1 là đặt trái mìn ĐH10 tại cửa chính sân vận động Cộng Hòa trên đường Nguyễn Kim, tổ thứ 2 có nhiệm vụ bố trí mìn ĐH10 phía sau trên đường Đào Duy Từ nhằm sau khi quả mìn thứ 1 nổ trước, bọn cảnh sát sẽ chạy thoát thân về phía hông, quả thứ 2 nổ để tiêu diệt nhiều sinh lực địch… cùng với đoàn người tham gia giao thông khi 2 tổ đến sân vận động Cộng Hòa vào lúc 11 giờ. Bằng các hành động, nghiệp vụ cải trang trà trộn cùng với số công nhân vệ sinh ra vào sân vận động, sau 10 phút 2 trái mìn đã đặt đúng vị trí đã xác định và rút lui ra khu vực an toàn, chờ kết quả.
hoảng 11h30 các đơn vị cảnh sát trong sân Cộng Hòa ra về, chúng ùa ra phía cổng trước, quả mìn thứ nhất nổ, một số chết tại chỗ, một số la ó cầu cứu, số còn lại chạy lui về phía trong sân và tính thoát hiểm ra cổng hông trên đường Đào Duy Từ, quả mìn thứ 2 phát nổ, một số đông cảnh sát chết và bị thương nằm co cụm trong sân vận động và cửa hông đường Đào Duy Từ chờ cứu viện…
Sáng ngày 2/ 10/1965, các báo Tiếng Vang, Dân Tiếng… đều đồng loạt đăng tin trên trang nhất sân vận động Cộng Hòa bị Việt cộng tấn công. Trận đánh 49 tên chết và bị thương, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn ủng hộ cách mạng, vui mừng, binh lính sỹ quan ở Sài Gòn – Gia Định hoang mang dao động, lo ngại… Sau trận đánh đồng chí Võ Thị Lớn, Bùi Ngọc Anh được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba, Võ Thị Lớn được đề bạt lên chức vụ trung đội phó.
Trận thứ hai diễn ra vào năm 1966, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn – Gia Định mở hội nghị tổng kết những bài học kinh nghiệm đánh Mỹ tại căn cứ Củ Chi, đại hội đã tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe tăng… cho hơn 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Qua hội nghị, đã động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu dũng cảm và quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân cả nước nói chung và lực lượng vũ trang Quân khu Sài Gòn – Gia Định nói riêng, trong đó có sự đóng góp của lực lượng vũ trang Thành Đoàn.
Năm 1966, quân số lính Mỹ và đồng minh vào miền Nam Việt Nam tăng gấp 2 lần so với năm 1965, số lượng máy bay, xe tăng thiết giáp tăng gấp 3 lần, cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh tăng 5 lần so với năm 1965. Chúng đã chuẩn bị gấp rút các điều kiện để mở rộng cuộc phản công mùa khô lần thứ 2, với mục tiêu chính là “tìm diệt” và “bình định cấp tốc”, hướng tập trung chủ yếu là miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn – Gia Định. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ của cấp trên, Quân khu và Khu ủy Sài Gòn – Gia Định giao nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang Quân khu tăng cường đánh phá nhằm tiêu diệt sinh lực địch và các căn cứ hậu phương của chúng để phá vỡ kế hoạch phản công mùa khô.
Những trận đánh của đơn vị biệt động F100 Sài Gòn – Gia Định tại Tổng nha cảnh sát, khách sạn Metropol… Lực lượng vũ trang Thành Đoàn càng phấn khởi, tự tin, chủ động tìm mục tiêu tiến công; qua nhiều ngày đêm trinh sát, Ban Quân sự Thành Đoàn chọn căn cứ hậu cần Đại Phong của Mỹ ở đầu cầu chữ U thuộc khu vực bến Bình Đông, để đánh địch. Đây là căn cứ hậu cần lớn chứa đựng nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ. Vì vậy, chúng tổ chức bố trí canh phòng rất cẩn mật, vòng trong, vòng ngoài, tăng cường kiểm soát, xét hỏi, bắt bớ những đối tượng chúng nghi ngờ…
Sau khi nắm được qui luật và xây dựng phương án chiến đấu trình cấp trên phê duyệt, Ban Quân sự Thành Đoàn giao cho tổ chiến đấu gồm các đồng chí: Trang Văn Học, Năm Danh, Chín Trung, Sáu Vĩnh, Võ Thị Lớn, Bùi Thị Anh, trận đánh do đồng chí Trang Văn Học chỉ huy. Theo kế hoạch, ta tổ chức thành 2 tổ, tổ thứ nhất do đồng chí Bùi Thị Anh, tổ thứ 2 do đồng chí Võ Thị Lớn phụ trách, trận đánh này bằng 2 trái mìn ĐH10, một trái đặt phía chính diện, 1 trái đặt tại bến Lê Quang Liêm, nơi lính Mỹ thường xuyên tụ tập trước khi đi tuần tra an ninh khu vực.
Như kế hoạch đã xác định, 6 giờ ngày 25/4/1966, đồng chí Võ Thị Lớn đến cơ sở nhận trái ĐH10 của đồng chí Nguyễn Thị Nam được ngụy trang trong giỏ sách trái cây đi chợ… Võ Thị Lớn, người con gái mảnh mai đạp xe chở chiếc giỏ sách từ cơ sở tại cầu Palicao tiến về phía bến Lê Quang Liêm, chiếc xe đạp bất ngờ bị ngã, chiếc giỏ ngã úp mặt ngoài kíp xuống đất bị chạm kíp nổ. Một tiếng nổ lớn cát đá tạc về hướng Tây Nam, đồng chí đã hy sinh bất ngờ, lúc ấy 6g30 ngày thứ hai 25/4/1966. Tiếng nỗ đã gây tiếng vang nội đô thời điểm lúc ấy. Các báo Tiếng Vang lúc đó đã đưa tin vào ngày thứ tư 27/4/1966.
Đồng đội và nhân dân địa phương vô cùng thương tiếc và khâm phục sự hy sinh anh dũng của chị, nhân dân địa phương đã gom nhặt những phần thi thể còn lại của chị, tổ chức mai táng và lập miếu thờ tại chân cầu Nguyễn Văn Kiểu ngày nay, chị hy sinh khi tròn 22 tuổi với ước vọng cao độ, trả thù cho cha và đồng đội, sự hy sinh của chị đã đóng góp 1 phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đồng chí Võ Thị Lớn là một chiến sĩ nữ xuất sắc, tiêu biểu cho tuổi trẻ thành phố anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người cán bộ giỏi của đơn vị lực lượng võ trang Khu Đoàn Sài Gòn – Gia Định. Với ý chí dũng cảm của mình, đồng chí đã chiến đấu và sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, đồng chí luôn được đồng đội tin yêu, đồng bào thương mến và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay.
Với thành tích cống hiến đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại lễ kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2012), 126 năm ngày Quốc tế lao động 1/5 tại hội trường Thành phố, đồng chí Võ Thị Lớn (Út Thu) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
(Trích Bản tin Thành Đoàn TP.HCM)
thientam13887- Chủ nhiệm
- Tổng số bài gửi : 575
Join date : 03/03/2011
Age : 37
Đến từ : Hồ Chí Minh City
Similar topics
» SỰ CẠN KIỆT CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI
» Trang Văn Học - Người anh hùng chân đất
» Chương trình “Thế giới trong tầm tay” ngày hội “Tráng lệ Bali”
» Người nông dân kể chuyện sử
» Người bí thư Thành đoàn đầu tiên
» Trang Văn Học - Người anh hùng chân đất
» Chương trình “Thế giới trong tầm tay” ngày hội “Tráng lệ Bali”
» Người nông dân kể chuyện sử
» Người bí thư Thành đoàn đầu tiên
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết